Lúa nhiễm khuẩn cháy bìa lá

02:09, 23/09/2014

Nhiều bà con nông dân ở Tam Bình, Long Hồ cho biết, do mưa nhiều những ngày qua nhiều diện tích lúa Thu Đông bị nhiễm khuẩn cháy bìa lá. Họ rất lo lắng do chưa có giải pháp phòng trị hiệu quả, nhờ Bạn Nhà nông hướng dẫn.

Nhiều bà con nông dân ở Tam Bình, Long Hồ cho biết, do mưa nhiều những ngày qua nhiều diện tích lúa Thu Đông bị nhiễm khuẩn cháy bìa lá. Họ rất lo lắng do chưa có giải pháp phòng trị hiệu quả, nhờ Bạn Nhà nông hướng dẫn.

Trả lời: Bà con thân mến, bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn phát triển điều kiện mưa nhiều, đặc biệt trên các giống lúa mẫn cảm và nhiễm vi khuẩn nặng. Vi khuẩn cháy bìa lá gây hại nặng ở lúa giai đoạn 40 ngày tuổi trở đi. Lúa giai đoạn trổ lác đác đến trổ đều và chín, cũng là thời điểm mẫn cảm và chịu ảnh hưởng nặng nhất của vi khuẩn lép vàng trên lúa.

Bệnh cháy bìa lá nói riêng và bệnh do vi khuẩn hại lúa nói chung rất khó trị.

Để quản lý tốt bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn trong mùa mưa, theo các nhà chuyên môn, bà con không nên bón thừa phân nhất là phân đạm. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện là xử lý thuốc đặc trị ngay. Một số loại thuốc có thể sử dụng phun ngừa là Kasumin 2L, Staner, Antigold 800wp, Totan,…

Khi phát hiện 4- 5% số lá bệnh thì dùng các loại thuốc có chất kháng sinh diệt vi khuẩn Streptomycine sulfat, Chloramphenicol… Phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

Nhiều bà con ở An Giang còn phòng trị bằng cách bón vôi khoảng 15- 20 kg/1.000 m2. Khi bón vôi phải rút cạn nước trong ruộng ra, phải chọn được vôi tốt bằng cách thử pH chỉ số được 13, 14.

BẠN NHÀ NÔNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh