Tôi trồng 1 công thanh long, giai đoạn cho trái. Nghe nói hiện bệnh đốm trắng đang hoành hành thanh long của nhiều nhà vườn. Bệnh này có lây lan không, nhờ Bạn Nhà nông thông tin.
Tôi trồng 1 công thanh long, giai đoạn cho trái. Nghe nói hiện bệnh đốm trắng đang hoành hành thanh long của nhiều nhà vườn. Bệnh này có lây lan không, nhờ Bạn Nhà nông thông tin.
Bảy Minh (Mỹ Hòa- TX Bình Minh)
Anh Minh thân mến, bệnh đốm trắng hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè. Ghi nhận của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, bệnh này xuất hiện rải rác vào năm 2008 tại Bình Thuận và Tiền Giang. Từ năm 2011 bệnh tấn công mạnh và lây lan nhanh hơn, dao động từ 20- 50%, có những vườn mất trắng.
Theo nhận định của Cục Bảo vệ thực vật, bệnh lây lan là từ nhiều con đường khác nhau, có thể từ hom giống, tàn dư cây bệnh, trái thanh long... Người trồng chưa thực hiện tốt quy trình vệ sinh, bỏ nhánh cây, trái bệnh xuống mương vườn nên có thể tạo điều kiện bệnh lây lan.
Sau đây là đề xuất các biện pháp quản lý tạm thời bệnh đốm trắng thanh long do các nhà khoa học khuyến cáo:
Tỉa bỏ, chôn sâu hoặc đốt cành, nụ bông, trái bị nhiễm bệnh; nên tỉa loại bỏ bớt những cành vô hiệu, cành ốm yếu, cành nằm sâu bên trong tán để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây và phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng.
Nên bón vôi cho toàn bộ vườn theo định kỳ 1- 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.
Bón phân cân đối, đầy đủ theo quy trình kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Chú ý không nên bón quá nhiều phân đạm để thúc cây ra đọt non và bón bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma cho cây.
Chúc anh quản lý bệnh hiệu quả vườn thanh long.
BẠN NHÀ NÔNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin