An Giang: Mô hình làm giàu đầy sáng tạo

07:06, 03/06/2014

“Người dân trong vùng gọi ông Hồ Trần Minh là nông dân thông minh, năng động. Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ, tìm ra những mô hình sản xuất phù hợp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, đồng thời giúp người khác cùng làm giàu như mình là một việc làm rất thiết

“Người dân trong vùng gọi ông Hồ Trần Minh là nông dân thông minh, năng động. Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ, tìm ra những mô hình sản xuất phù hợp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, đồng thời giúp người khác cùng làm giàu như mình là một việc làm rất thiết thực” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TX. Tân Châu Nguyễn Thanh Hùng, nói.

Năm 1992, ông Hồ Trần Minh (54 tuổi, cư ngụ tại Khóm Long Quế C, phường Long Phú, TX. Tân Châu) tìm đến nhiều ngành nghề khác nhau để mưu sinh, trong đó có nghề làm ruộng.

Trời không phụ lòng người, từ vài công ruộng của cha mẹ cho, ông Minh đã suy nghĩ đến phát triển nông nghiệp mang tính bền vững bằng con đường khép kín quy trình sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Phương châm sản xuất của ông là lấy ngắn nuôi dài, tích tiểu thành đại. Ông đã chọn mô hình trồng lúa, trồng cỏ nuôi bò, lấy phân bò nuôi trùn quế, lấy trùn quế nuôi lươn và đã thành công.

Khởi nghiệp từ cây lúa và con bò, gia đình ông Minh đã có cuộc sống khấm khá

“Trong một thời gian trồng lúa, tôi luôn trăn trở trước thực tế trúng mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá. Nhà có 35 công ruộng nhưng làm lụng vất vả mà không đủ ăn. Qua tìm hiểu nhiều mô hình ở các nơi, tôi đã quyết định dành ra 5 công đất để trồng cỏ nuôi bò.

Chính quyết định này đã đưa tôi đến thành công”. Việc đầu tiến ông làm là vay tiền ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua 20 con bò về nuôi võ béo. Sau chu kỳ nuôi bò 9 tháng, ông thu lãi 220 triệu đồng.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong quá trình nuôi, ông Minh đã ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất bằng việc xây hầm biogas với dung tích 13m3, để xử lý 50% lượng phân bò thải ra; 50% phân còn lại ông lấy nuôi trùn quế. Chỉ riêng hầm biogas, việc cung cấp nguồn năng lượng thắp sáng và nấu ăn đã tiết kiệm cho gia đình ông Hùng mỗi tháng gần 1 triệu đồng, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Còn đối với nuôi trùn quế, 5 tháng nuôi, ông bắt đầu có thu nhập. Không chỉ vậy, ông Minh đã thể nghiệm lấy trùn quế để nuôi lươn thịt và lươn giống (bằng hình thức sinh sản nhân tạo). Vụ lươn thịt đầu tiên, ông nuôi được 200 kg, bán được 112.000 đồng/kg.

Còn lươn giống, ông đã cho sinh sản nhân tạo được 10.000 con, bán 4.000 đồng/con. Ông Minh cho biết, nếu chỉ dừng lại ở trồng cỏ nuôi bò thì đồng lời từ việc nuôi bò mới có 50%; còn nếu tiếp tục nuôi thêm trùn quế, lươn giống, lươn thịt thì giá trị tăng thêm từ con bò là 50% nữa.

Một quy trình khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra đầy sáng tạo đã đưa ông Minh đi báo cáo điển hình nhiều lần tại các hội nghị lớn trong cả nước. Ông là một nhân tố điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở TX. Tân Châu.

Theo AnGiang Online

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh