Đây là nội dung quan trọng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm mới 2014, thể hiện quyết tâm của Trung ương đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đây là nội dung quan trọng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm mới 2014, thể hiện quyết tâm của Trung ương đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Vũng Liêm.Ảnh: HOÀNG MINH
Chuyển dịch cơ cấu nhưng chưa đột phá
Nhìn vào quá trình phát triển của nông nghiệp Vũng Liêm, có thể thấy, đó chính là sự nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu, tự khẳng định mình để tạo đầu ra ổn định cho nông dân. Điển hình, từ một địa phương không giàu có về đất đai, đồng cỏ, bằng sự quyết tâm của chính quyền và người dân, Vũng Liêm đã có được đàn bò vừa nhiều, vừa tốt, tạo “thương hiệu” cho cả một vùng.
Hoặc như vùng nguyên liệu lác ở các xã Thanh Bình, Trung Thành Đông, vùng trồng nấm rơm ở Trung Ngãi, Trung Hiếu,... và mới đây là cây ca cao, cũng đã hình thành dần vùng nguyên liệu, tạo được sức hút cho doanh nghiệp liên kết với nông dân đầu tư phát triển. Thị trấn Vũng Liêm và khu vực lân cận đã hình thành được vùng rau màu ổn định.
Từ những kết quả ban đầu, có thể khẳng định chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã đi đúng hướng. Sản xuất ngày càng đa dạng giúp thu nhập người dân cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều hạn chế, chưa tạo được sự đột phá, như sản xuất nông nghiệp có phát triển nhưng chưa bền vững.
Chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, vườn tạp còn nhiều, chăn nuôi- thủy sản đột phá nhưng chưa vững chắc. Kết cấu hạ tầng giao thông- thủy lợi chưa đạt chuẩn. Chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại thiếu vững chắc.
Làm sao để đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới?
Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng
Bám sát chủ trương của Trung ương, đồng thời nhìn lại một cách bình tĩnh, khoa học, có tham chiếu Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long; chúng tôi nhận thức rõ rằng, tăng trưởng nông nghiệp của huyện Vũng Liêm thời gian qua, là do phát triển chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng vụ, tăng diện tích…
Đã đến lúc thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Để phát huy thế mạnh của mình và khắc phục những hạn chế, Vũng Liêm rất cần sự quan tâm, tập trung của cả hệ thống chính trị; xác định nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu để tập trung các nguồn lực đầu tư cho giống, thủy lợi, cơ giới hóa, thông tin dự báo và giá cả thị trường, nhằm giúp cho nông dân tìm được đầu ra tốt hơn.
Để thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, cùng với việc thực hiện một loạt giải pháp đồng bộ, là phải gắn với xây dựng nông thôn mới hiện nay ở địa phương.
Đặc biệt, quan tâm tăng cường hơn nữa vai trò của các cấp ủy Đảng, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này. Mà cụ thể là tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, chủ đạo và nhiệm vụ chính trị quan trọng của BCĐ xây dựng nông thôn mới ở các cấp.
Đồng thời, tận dụng thành quả của xây dựng nông thôn mới trong những năm qua, đã hình thành một hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống đê bao, thủy lợi, mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình vùng nguyên liệu truyền thống, các vườn cây đặc sản... để phục vụ hiệu quả cho tái cơ cấu nông nghiệp ở Vũng Liêm.
Theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, định hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014- 2020; Tỉnh ủy Vĩnh Long xác định: Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài, phải thường xuyên đánh giá và sơ kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp từng thời điểm cho hợp lý.
Do đó, cần chú trọng đặc biệt tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và sự đồng thuận của Đảng bộ và nhân dân trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nhất là việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển cho ngành nông nghiệp. Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể quần chúng vận động nhân dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ, thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đầu tư khoa học công nghệ cao là con đường ngắn nhất làm cho đời sống nông dân khá giả, giàu có; là đảm bảo vững chắc cho nông dân được thụ hưởng những thành quả phát triển kinh tế- xã hội.
Ngành nông nghiệp cũng rất cần một định hướng quy hoạch vùng sản xuất để hướng dẫn nông dân làm và phát triển toàn diện theo hướng chăn nuôi- trồng trọt- thủy sản.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp, nhất là dịch vụ nông nghiệp. Thay thế vị trí lệ thuộc của người nông dân, đưa họ trở thành chủ thể trong chuỗi sản xuất hàng hóa nông nghiệp trong tương lai.
Để thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, cùng với việc thực hiện một loạt giải pháp đồng bộ, là phải gắn với xây dựng nông thôn mới hiện nay ở địa phương. Đặc biệt, quan tâm tăng cường hơn nữa vai trò của các cấp ủy Đảng, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
|
BÙI VĂN NGHIÊM (Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin