
Ông Võ Văn Sáu (thường gọi sáu Huệ), sinh năm 1935, ngụ tổ 1 (ấp Mỹ Long 1, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) phấn khởi kể về mô hình nuôi rắn ráo trâu của gia đình, bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Ông Võ Văn Sáu (thường gọi sáu Huệ), sinh năm 1935, ngụ tổ 1 (ấp Mỹ Long 1, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) phấn khởi kể về mô hình nuôi rắn ráo trâu của gia đình, bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Sau thời gian tìm hiểu, học tập kỹ thuật xây dựng chuồng trại cũng như cách chăm sóc rắn ráo trâu, cuối năm 2012, ông Sáu đầu tư 11 triệu đồng mua 50 con rắn ráo trâu giống ở tận Mỹ Tho (Tiền Giang) về nuôi. Do vận chuyển đường xa nên bị hao hụt 1 con, còn 49 con mạnh khỏe. Có nguồn vốn cộng với kinh nghiệm học hỏi được, ông Sáu tự đóng chuồng bằng gỗ để nuôi rắn, mỗi chuồng rộng chỉ khoảng 2m2.
Ông Sáu cho biết, chuồng bằng gỗ tốn ít chi phí, thoáng mát, lại dễ vệ sinh, khi rắn bò ít bị cọ xát nên tránh được trầy xước, nhiễm khuẩn giúp rắn sinh trưởng tốt. Ngoài ra, để tránh thất thoát, ông Sáu còn cẩn thận xây tường xi măng bao xung quanh. Rắn nuôi sau một năm đạt trọng lượng từ 1,5 – 2 kg/con sẽ xuất bán rắn thương phẩm với giá 500.000 – 550.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, do lợi nhuận rắn giống cao hơn giá rắn thương phẩm nên ông Sáu nuôi rắn đẻ trứng cho ấp nở thành rắn con. Với 49 con rắn trưởng thành, trong đó có 19 con cái, đợt đầu tiên mỗi con đẻ từ 12 – 14 trứng. Với sự chăm sóc tỉ mỉ, đợt vừa qua, ông ấp trứng cho ra gần 200 con rắn con, tỉ lệ hao hụt chỉ 2% - 3%. Ông Sáu cho biết, trứng rắn ấp khoảng 70 ngày sẽ nở con. “Tôi chuẩn bị những cái lu nhỏ, âm dưới cát khoảng 2/3 lu, dưới đáy lu để khoảng 1 tấc cát, sau đó bỏ trứng vô đậy kín nắp. Vì rắn là động vật máu lạnh nên tránh nhiệt độ nóng quá trứng sẽ bị sát, chỉ cần độ ấm vừa phải là được”- ông Sáu chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Sáu bên chuồng rắn giống.
Rắn con mới nở được nhốt riêng, rắn giống hiện nay có giá từ 150.000 – 200.000 đồng/con, tùy theo kích cỡ. Chỉ mới 14 tháng nuôi, chi phí con giống, thức ăn khoảng 15 triệu đồng, chuồng rắn của ông sáu đã có 49 con rắn trưởng thành và gần 200 con rắn con. Rắn ráo trâu rất phàm ăn, sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc. Đối với thức ăn, chủ yếu là cho ăn nhái, có khi cũng cho ăn ếch, cóc (lâu lâu cho ăn một lần để sổ chất độc).
Nguồn thức ăn được mua của người dân, cứ 4 ngày cho rắn ăn một lần. Hiện tại, với 49 con rắn trưởng thành, mỗi lần ông cho ăn 4kg thức ăn. Bên cạnh đó, khâu vệ sinh chuồng trại cũng không kém phần quan trọng, ông Sáu đã trang bị máy nén để xịt phân rắn, vệ sinh chuồng luôn thoáng mát.
Ông Trần Anh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng, cho biết: Toàn xã có 4 hộ nuôi rắn ráo trâu. Sau khi được Chi cục Kiểm lâm An Giang cấp phép, ông Sáu nuôi và bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Loài vật nuôi này đem lại nguồn thu nhập khá cao, không chỉ giúp thoát nghèo mà còn có thể vươn lên làm giàu.
Theo An Giang Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin