Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Bình: Diện tích trồng bưởi toàn huyện là 1.652,6ha, chiếm 21,7% tổng diện tích vườn của huyện. Trong đó, diện tích bưởi đang cho trái 1.123,5ha, chiếm 68% diện tích trồng bưởi. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích bưởi đang cho trái đều bị nhiễm sâu đục trái gây hại, gồm 21,5ha tỷ lệ nhiễm từ 30- 50%; 203 ha tỷ lệ nhiễm từ 10- 30% và 898,7ha
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Bình: Diện tích trồng bưởi toàn huyện là 1.652,6ha, chiếm 21,7% tổng diện tích vườn của huyện. Trong đó, diện tích bưởi đang cho trái 1.123,5ha, chiếm 68% diện tích trồng bưởi. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích bưởi đang cho trái đều bị nhiễm sâu đục trái gây hại, gồm 21,5ha tỷ lệ nhiễm từ 30- 50%; 203 ha tỷ lệ nhiễm từ 10- 30% và 898,7ha tỷ lệ nhiễm giảm dưới 10%.
Khi dịch sâu đục trái bưởi xuất hiện, lan nhanh toàn bộ diện tích bưởi đang cho trái, ngành nông nghiệp tổ chức trên 15 cuộc tập huấn giúp gần 500 nhà vườn về biện pháp quản lý và phòng trị sâu đục trái; xây dựng 6 mô hình quản lý sâu đục trái trên cây có múi ở các xã có diện tích trồng bưởi nhiều.
Qua áp dụng phương pháp phun thuốc kết hợp bao trái, phun thuốc định kỳ, phun dầu khoáng định kỳ, tỷ lệ trái bị nhiễm bệnh giảm còn 1- 2%. Đối với phương pháp canh tác theo tập quán nông dân, tỷ lệ trái bị nhiễm bệnh trên 95%.
Bên cạnh, khi thực hiện bao trái, lợi nhuận trong mô hình trên 50 triệu đồng/ha, cao gấp 1,4 lần so vườn ngoài mô hình. Ngành nông nghiệp khuyến cáo các nhà vườn tích cực ứng dụng các biện pháp phòng trừ sâu đục trái bưởi đúng cách, ngăn chặn sâu đục trái bưởi bùng phát trở lại.
SÁU DÀNH (Tam Bình)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin