Sau 3 năm, khoảng 628.000 tỷ đồng vốn tín dụng được các ngân hàng “rót” vào lĩnh vực nông nghiệp kể từ khi thực hiện Nghị định số 41/NĐ/2010-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, số hộ nông dân được tiếp cận nguồn vốn này rất thấp, chỉ chiếm 13,6% trong tổng lượng vay.
Nông dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng dù thông thoáng hơn trước. Trong ảnh: Bà con xã Bình Hòa Phước (Long Hồ) thu hoạch trái cây. Ảnh: HÀ VĨNH THÁI
Sau 3 năm, khoảng 628.000 tỷ đồng vốn tín dụng được các ngân hàng “rót” vào lĩnh vực nông nghiệp kể từ khi thực hiện Nghị định số 41/NĐ/2010-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, số hộ nông dân được tiếp cận nguồn vốn này rất thấp, chỉ chiếm 13,6% trong tổng lượng vay.
Nông dân vẫn khó tiếp cận vốn
Tại buổi tọa đàm vừa qua do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ông Nguyễn Viết Mạnh- Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết:
Trước khi có Nghị định 41 của Chính phủ thì tín dụng cho nông nghiệp là 292.000 tỷ đồng, cho đến nay (sau 3 năm) là 622.000 tỷ đồng, tăng 2,1 lần. Đặc biệt, qua suy thoái tài chính toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nông nghiệp Việt
Về điều kiện vay vốn, số lượng vốn vay theo Nghị định 41 đã có sự thông thoáng, nới rộng hơn- ông Nguyễn Viết Mạnh lấy dẫn chứng- Trước khi có Nghị định 41, tín dụng cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ là 10 triệu đồng đối với nông dân, đối với trang trại là 50 triệu đồng, hợp tác xã là 100 triệu đồng.
Nghị định đã nới điều kiện rất quan trọng, bởi bà con nông dân có tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng thương mại rất khó, ngân hàng cho vay phải có điều kiện tiên quyết là phải thu hồi vốn, do vậy phải có sự đảm bảo.
Nghị định 41 đã giải tỏa, tạo điều kiện cho bà con nâng mức vay không tài sản đảm bảo từ 10 lên 50 triệu đồng, đối với trang trại từ mức 50 lên 200 triệu đồng, hợp tác xã mức từ 100 lên 500 triệu đồng, giải quyết lượng vốn lớn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn tín dụng.
Vốn tín dụng này chiếm trong tổng tín dụng của toàn ngành khoảng 18- 19%, nếu cộng cả dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội thì chiếm khoảng 20- 22%, tương ứng với mức đóng góp cho GDP cả nước của ngành nông nghiệp.
Theo số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ nông thôn Việt Nam (VARHS) 2006 - 2012, số hộ nông dân được vay rất thấp, chỉ chiếm 13,6% trong tổng lượng vay, phần vốn còn lại chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vay.
Lý giải điều này, ông Phạm Viết Mạnh cho rằng: Đối với tín dụng ngân hàng là phải có địa chỉ, mục tiêu cụ thể trong khi đó nhu cầu chi tiêu của hộ nông dân có những việc không đưa vào đối tượng vay được.
Thu nhập của nông dân thì theo thời vụ nhưng chi tiêu theo hàng ngày và những việc lặt vặt không thể đến ngân hàng vay được, vì vậy xuất hiện thói quen vay lãi ngoài, vừa quen, vừa kịp thời. Vì vậy, đối tượng vay không rõ ràng cụ thể thì vốn tín dụng rất khó vào.
Ông Nguyễn Tiến Đông- Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) chia sẻ: Về tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, cho vay món nhỏ lẻ thì chi phí hoạt động cao.
Thứ hai, đối tượng vay nông nghiệp, nông thôn là tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên, rủi ro không chỉ đơn thuần từ trình độ năng lực quản lý của chính hộ vay, mà còn từ khách quan, thiên nhiên như hạn hán thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… nên nông dân là đối tượng vay bị tổn thương lớn nhất.
Chính vì vậy, món vay nhỏ, chi phí cao, rủi ro lớn, do đó muốn cho vay tới hộ dân thì cũng không cho vay được.
Ông Lại Xuân Môn- Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt
Thứ ba là dù điều kiện vay vốn cho nông dân thậm chí không cần thế chấp nhưng nông dân vẫn phải có sổ đỏ mới vay được, do vậy nông dân tiếp tục khó vay vốn. Còn đối với doanh nghiệp thì lĩnh vực nông nghiệp không hấp dẫn, lợi nhuận ít, rủi ro cao. Thế nên, họ cũng ít đầu tư vào nông nghiệp,
Gỡ khó cho tín dụng nông nghiệp
Ông Lại Xuân Môn cho rằng đối với những đơn vị nào làm ăn tốt thì nên có giải pháp giải cứu như giải cứu thị trường “bất động sản”.
Còn về phía Hội Nông dân, thời gian tới chúng tôi sẽ chỉ đạo bà con thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 5, theo đó phải ký hợp đồng, xây dựng mô hình liên kết hợp tác. Nếu không thì doanh nghiệp bắt chẹt bà con rất “dễ dàng”.
Trong thời gian qua, Hội Nông dân cũng đã ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội, Agribank… để cấp vốn tín dụng qua kênh Hội Nông dân cho thấy hiệu quả rất tốt, tỷ lệ trả nợ đúng hạn cao, nợ xấu thấp.
Đồng thời, nhiều cấp hội khác như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… cũng tích cực tham gia vào việc hỗ trợ cấp tín dụng cho nông dân. Tuy nhiên, nguồn vốn đến với bà con nông dân vẫn còn ít.
Người trồng lúa vẫn còn "công nhiều, lời ít". Ảnh: DƯƠNG THU
Về nguồn lực dành cho nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức tín dụng huy động vốn tại địa bàn nông thôn chỉ đạt 60- 70%, còn muốn cho vay thêm phải sử dụng nguồn lực khác. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt để dành nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn.
Các ngân hàng thì thanh khoản rất dồi dào, nhưng tại sao vốn vẫn ra từ từ, đó là do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Ngay cả bà con nông dân khi vay cũng luôn tính toán để làm sao sử dụng vốn vay hiệu quả.
Nếu bà con vay mà không đưa ra phương án cụ thể thì ngân hàng khó có thể cho vay được. Trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ tiếp tục thông qua các cấp hội: nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh hỗ trợ để giải ngân cho nông dân vay vì các ngân hàng không thể bao quát hết được địa bàn, cán bộ ngân hàng đến tận nơi thì không đủ sức.
Sau 3 năm triển khai, Nghị định này đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào những thành tựu quan trọng của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn; góp phần tăng tín dụng nông nghiệp.
Tuy nhiên, do đặc điểm riêng, tập quán sản xuất, nhu cầu vay vốn của nông dân nên chính sách tín dụng cho lĩnh vực này vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu nông dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Viết Mạnh gợi ý: Chúng ta phải phát triển hợp tác xã để đứng ra hỗ trợ nông dân, chẳng hạn như mô hình cánh đồng mẫu lớn để sản xuất hàng hóa thì mới có thể hấp thụ được vốn tín dụng chứ với quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì giống như đưa cho 1 hộ gia đình 500 triệu đồng thì người ta cũng chưa chắc biết sản xuất thế nào cho ra 600- 700 triệu đồng. |
HÀ VĨNH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin