Các xã Phong Hòa, Định Hòa, Tân Hòa và Vĩnh Thới (Lai Vung- Đồng Tháp) có nhiều hộ nông dân có kinh nghiệm trong trồng cây bông huệ để thoát nghèo. Diện tích trồng huệ ở các xã này đến nay đã tăng trên 200ha.
Các xã Phong Hòa, Định Hòa, Tân Hòa và Vĩnh Thới (Lai Vung- Đồng Tháp) có nhiều hộ nông dân có kinh nghiệm trong trồng cây bông huệ để thoát nghèo. Diện tích trồng huệ ở các xã này đến nay đã tăng trên 200ha.
Các hộ có kinh nghiệm sản xuất tốt như hộ ông Nguyễn Văn Hoàng (xã Định Hòa) thu lãi từ 2- 3 triệu đồng/công, hộ ông Nguyễn Ngọc Chơn (xã Tân Hòa) hiện nâng diện tích trồng huệ lên đến 1ha, đã có thu nhập bình quân từ 20– 30 triệu đồng/công (giá 2.400 đ/bông loại 1, 1.800 đ/bông loại 2).
Theo các nông dân có kinh nghiệm, cây huệ khá khó tính: Đất trước khi trồng phải cày bừa kỹ, phơi đất và bón thêm vôi. Trồng huệ nhất thiết phải lên liếp và có rãnh thoát nước tốt, liếp rộng 1,2- 1,3m, khoảng cách liếp 0,5- 0,6m.
Huệ cần nhiều nước, mùa khô phải tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Ngoài bón phân DAP và NPK, cần bón thêm phân hữu cơ để cây huệ cho nhiều bông loại 1.
Cây huệ thường có sâu rầy vào mùa nắng, phổ biến nhất là nhện đỏ và các bệnh do tuyến trùng gây ra trong mùa mưa như bệnh thối bẹ, thối gốc, héo xanh.
Tuyến trùng thường có ở vỏ trấu, rơm rạ (chất độn và đậy liếp), cành hoa mang bệnh, củ giống… nên khi trong rẫy xuất hiện cây bị bệnh phải nhổ bỏ và tiêu hủy kỹ; củ huệ giống trước khi trồng phải xử lý bằng cách ngâm nước ấm 50 độ trong 30 phút, trước khi ngâm nên bóc bỏ bớt vỏ khô bên ngoài.
HỒNG VÂN (Theo TT KN Đồng Tháp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin