Mô hình công nghệ sinh thái (CNST), hay còn gọi “Ruộng lúa bờ hoa” được các nhà khoa học đánh giá là bước triển vọng đột phá cho chương trình kiến thiết lại đồng ruộng ở cấp cộng đồng, hướng đến các mục tiêu lâu dài như: Nông dân cùng tổ chức làm việc theo cộng đồng, cùng áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và thân thiện môi trường, nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu,
“Rực rỡ ruộng ứng dụng CNST tại xã Phú Hữu (An Phú)”.
Mô hình công nghệ sinh thái (CNST), hay còn gọi “Ruộng lúa bờ hoa” được các nhà khoa học đánh giá là bước triển vọng đột phá cho chương trình kiến thiết lại đồng ruộng ở cấp cộng đồng, hướng đến các mục tiêu lâu dài như: Nông dân cùng tổ chức làm việc theo cộng đồng, cùng áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và thân thiện môi trường, nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, hạ giá thành sản xuất và tăng phẩm chất nông sản.
Đón nhận và làm thử
Trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch thuộc dự án do Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) thực hiện tại các điểm có rầy nâu gây hại nặng cho lúa ở 3 nước: Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Tại Việt
Thạc sĩ Nguyễn Hữu An- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang cho biết, thấy được cái hay của mô hình này nên sau Tiền Giang, An Giang cũng đã đưa vào áp dụng trong sản xuất nông nghiệp địa phương.
Ông cho rằng: “Nếu chúng ta không đi tắt đón đầu các tiến bộ kỹ thuật thì sẽ phải trả giá rất đắt trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng rất lớn, dịch hại có nhiều thay đổi. CNST là một tiến bộ kỹ thuật của thế giới và cũng là công nghệ cao trong nông nghiệp– một trong những biện pháp để quản lý sâu, rầy mang tính bền vững và cần thiết được thực hiện trong quy trình quản lý dịch hại trong canh tác lúa. Vì vậy, khi IRRI chuyển giao tiến bộ kỹ thuật này, chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận và làm thử!”
Tháng 4/2010, mô hình CNST được An Giang thử nghiệm đầu tiên tại xã Vĩnh Bình (Châu Thành) đạt nhiều kết quả khả quan. Đến tháng 3/2011, UBND tỉnh chính thức tổ chức lễ phát động thực hiện mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
Tính đến Hè Thu năm nay, An Giang đã triển khai được 21 mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng, thu hút hơn 1.000 nông dân tham gia ứng dụng trên tổng diện tích 520ha. Qua 3 vụ thực hiện cho thấy, có sự tích lũy và gia tăng số lượng loài thiên địch từ đầu vụ đến giai đoạn lúa trổ chính ở ruộng mô hình có trồng hoa; đồng thời duy trì số lượng cao hơn so ruộng đối chứng.
Trong khi đó, mật số sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) xuất hiện khá thấp ở ruộng mô hình, không có khả năng gây hại cho lúa. Ngược lại, ở ruộng đối chứng, nông dân dù sử dụng thuốc BVTV, song mật số sâu hại vẫn cao hơn so ruộng mô hình.
Từ đó, có sự chênh lệch số lần phun thuốc giữa 2 ruộng: So với ruộng không trồng hoa thì ruộng mô hình giảm được 2,2 lần phun xịt ở vụ Thu Đông; 1,2 lần vụ Đông Xuân và 2,6 lần vụ Hè Thu. Nhờ hạn chế số lần sử dụng thuốc trừ sâu, rầy không cần thiết nên nông dân ứng dụng CNST trên đồng ruộng đã tiết kiệm được mỗi hecta hơn 1 triệu đồng, tương đương với mỗi năm (3 vụ) tiết kiệm gần 3,2 triệu đồng.
Theo kết quả thống kê những con số nổi bật trong vụ Thu Đông 2011, ruộng mô hình CNST đạt năng suất cao hơn ruộng đối chứng 310 kg/ha, giá bán cũng cao hơn 320 đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận trên 22 triệu đồng/ha.
Đẩy mạnh “dịch vụ văn hóa” trong nông nghiệp
Ông Lê Quốc Cường- Phó Giám đốc Trung tâm BVTV phía
Theo ông, chương trình CNST có 4 dịch vụ rất quan trọng gồm: Dịch vụ sinh thái là cái có sẵn tự nhiên (các loài sinh vật), không ai có thể điều chỉnh được; kế đến là dịch vụ quy luật cũng có sẵn trong tự nhiên, hễ có cây lúa là có con rầy, có rầy là có thiên địch.
Ngay cả trong đất cũng có vi khuẩn đối kháng, đó là quy luật chung, nếu chúng ta hiểu biết điều này tất nhiên sẽ ứng dụng hiệu quả; dịch vụ cung ứng, do con người cung ứng sao cho không để thừa mà cũng không để thiếu, khai thác tài nguyên đất, nước, không khí… hợp lý để tạo năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Cuối cùng là dịch vụ văn hóa, tại sao trong nông nghiệp cũng có dịch vụ văn hóa? Ông Cường giải thích: “Chúng ta thấy rằng, các dịch vụ trên muốn có được đòi hỏi phải có văn hóa. Điển hình, nông dân muốn trồng lúa đạt năng suất cao thì phải hiểu biết về sâu rầy, các loại bệnh, các loài thiên địch, rồi dinh dưỡng cung ứng như thế nào…
Trồng hoa cũng là nét đẹp văn hóa, tạo nên cảnh quan và môi trường sinh thái ở nông thôn, tạo hưng phấn về mặt tinh thần. Chúng ta cần đẩy mạnh loại dịch vụ này trong nông nghiệp để tăng cường kiến thức cho nông thôn.
Anh Út Tấn, nông dân xã Bình Hòa (Châu Thành) cho hay: “Nhờ áp dụng CNST nên 80% diện tích ruộng nhà của tui không phun xịt thuốc trừ sâu cuốn lá và trừ rầy. Bờ đê ruộng của mình tương đối nhỏ, việc trồng hoa khiến cho lối đi có phần khó khăn, nhưng tại tui khoái nên vẫn duy trì trồng suốt từ vụ Thu Đông 2011 đến nay”.
Còn chú Bé, ngụ phường Mỹ Phước (TP Long Xuyên) thì bày tỏ: “Tui cảm thấy lâng lâng mỗi khi bước ra đồng ruộng thấy ngoài lúa còn có hoa nở với màu sắc rực rỡ. Điều này khiến chúng ta càng gắn bó với ruộng đồng nhiều hơn. Cám ơn ngành chức năng của tỉnh, các nhà khoa học đã đưa những tiến bộ kỹ thuật đến với nông dân, giúp chúng tôi tiết kiệm được nhiều thứ. Tui nghĩ chúng ta nên áp dụng sâu và đồng loạt nhiều hơn nữa, hãy cùng bảo vệ bờ đê để trồng hoa nuôi thiên địch!”
Thạc sĩ Nguyễn Hữu An cho biết, để nông dân hiểu rõ trồng hoa trên bờ đê là một khâu cần phải thực hiện đầu vụ trong quy trình canh tác lúa, thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường tập huấn cho bà con; đồng thời, tiếp tục triển khai mô hình CNST ở quy mô cộng đồng với sự tham gia của nhiều đơn vị liên quan, liên kết với các cánh đồng mẫu lớn để hoàn thiện hơn chương trình “1 phải, 5 giảm”, phù hợp với tiêu chí “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp” về xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân, Cục phó Cục BVTV thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt
Và có xu hướng quay trở lại sử dụng thuốc BVTV. Khi thực hiện mô hình CNST cách đây 2 năm, chúng tôi nhận thấy nhiều nông dân hoàn toàn không sử dụng thuốc trên mảnh ruộng của mình. Đây là điều rất có ý nghĩa! Mô hình này hiện đã có 7 tỉnh áp dụng, dự định đến cuối năm 2012, chúng tôi sẽ làm hồ sơ đề nghị Bộ công nhận là tiến bộ kỹ thuật để tiếp tục nhân rộng”. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin