
Ngày 1/3/2013 là thời điểm cuối cùng để các tỉnh, thành ĐBSCL kết thúc chiến dịch phòng chống dịch bệnh chổi rồng hại nhãn. Tuy nhiên, nhiều địa phương cho hay, công tác dập dịch vẫn còn bộn bề khó khăn.
Nhà vườn có vai trò rất lớn trong việc cùng ngành nông nghiệp dập dịch chổi rồng.
Ngày 1/3/2013 là thời điểm cuối cùng để các tỉnh, thành ĐBSCL kết thúc chiến dịch phòng chống dịch bệnh chổi rồng hại nhãn. Tuy nhiên, nhiều địa phương cho hay, công tác dập dịch vẫn còn bộn bề khó khăn.
Nông dân chưa tích cực tham gia
Tại hội nghị tổng kết chiến dịch phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn ĐBSCL vừa diễn ra, trong khi các địa phương “đổ thừa” công tác dập dịch còn chậm do một số nguyên nhân như: tình hình thời tiết mưa liên tục, một số vườn nhãn đang cho thu hoạch, một số khác thiếu công lao động… thì theo bà Nguyễn Ngọc Tuyết- Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, còn do nông dân chưa nhiệt tình cùng tham gia dập dịch. “Nhiều nơi nông dân nhất định không chịu cắt, tỉa cành mà chỉ lấy thuốc được hỗ trợ phun đại, khiến không mang lại nhiều hiệu quả”.
Ông Phan Nhựt Ái- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long bổ sung: “Không ít hộ ở huyện Long Hồ, sau khi nhận tiền hỗ trợ đã đốn nhãn để tiếp tục nhận thêm tiền hỗ trợ theo Quyết định 142 của Chính phủ (hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh- PV).
Ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chỉ đạo: Cần ngăn chặn việc làm này vì sẽ ảnh hưởng đến công tác dập dịch; đồng thời thống nhất chỉ hỗ trợ một lần theo đúng theo quy định.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, từ tháng 9/2011 đến tháng 1/2013, ở ĐBSCL có 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang đã công bố dịch phạm vi toàn tỉnh với tổng diện tích bị nhiễm là 24.757,3/32.534,4ha trồng nhãn, tổng kinh phí thực hiện khoảng 167 tỷ đồng.
Riêng tại Vĩnh Long, đến nay toàn tỉnh có 10.249ha trồng nhãn, trong đó có 8.829,1ha nhiễm chổi rồng; 167,82ha đã đốn bỏ chuyển sang trồng cây khác. Sau khi UBND tỉnh quyết định công bố dịch phạm vi toàn tỉnh, ngày 8/2/2012 ngành nông nghiệp đã ra quân thống kê diện tích; cắt, tỉa nhãn nhiễm bệnh và hỗ trợ tiền, thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân phòng trị. Kết quả, đến nay đã phục hồi là 3.825,7ha, đạt 43,3%.
Ông Nguyễn Xuân Hồng nhận định: Tiến độ dập dịch tại nhiều địa phương còn rất chậm; công tác hỗ trợ chưa đồng bộ, có tỉnh cấp phát thuốc, có tỉnh cấp phát tiền đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dập dịch thời gian qua.
Khẩn trương, quyết liệt
Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Bệnh chổi rồng là loại bệnh rất khó phòng trừ. Vì vậy, đợt dập dịch lần này cũng chỉ mới hạn chế được sự lây lan, tái bùng phát thôi. Thời gian tới, cần đẩy mạnh phòng trừ hơn nữa”.
Tiến sĩ Hồ Văn Chiến- Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía
Đối với vườn nhỏ nên lập đội cắt tỉa, phun xịt gồm những nhà vườn có kinh nghiệm. Tuy nhiên, “để công tác dập dịch hiệu quả, chúng ta nên khuyến cáo nhà vườn sau khi cắt tỉa cần kết hợp bón phân để tăng dinh dưỡng cho cây, tránh tái nhiễm.”- Tiến sĩ Hồ Văn Chiến khuyến cáo.
Cần tăng cường bón phân sau khi cắt tỉa cành nhãn chổi rồng.
Khá phấn khởi khi là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL khống chế thành công dịch chổi rồng, ông Kim Xê- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh nhận định: Bệnh chổi rồng không đến mức phải “bó tay” vì không thể phòng trị.
Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh đã khuyến cáo nhà vườn thực hiện tốt quy trình quản lý, phòng trừ bằng giải pháp vệ sinh vườn sau thu hoạch như: tỉa cành, tạo tán, tác động ra các cơi lá và hoa đồng loạt, phun ngừa bằng thuốc hóa học trên các cơi lá và hoa.
Kết quả cho thấy khả năng kháng bệnh khá cao. Nhện lông nhung xuất hiện mật độ cao trong mùa khô, nhất là tháng 3, 4, còn tháng 8, 9 thì giảm. Vì vậy, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nên tạo tàn tỉa tán trong mùa mưa vì mật số nhện lông nhung lúc này rất thấp. Đối với những vùng mật số cao thì khuyến cáo bà con phòng trừ đồng loạt.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bổng chỉ đạo: Ngày 1/3/2013 sẽ kết thúc chiến dịch dập dịch chổi rồng hại nhãn. Thời gian khá gấp rút, vì vậy các địa phương cần thực hiện chiến dịch dập dịch khẩn trương, quyết liệt; đồng thời phải lập báo cáo cụ thể về kết quả thực hiện công tác phòng trị thời gian qua trình Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thủ tướng Chính phủ để có hướng chỉ đạo tiếp theo.
Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin