Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện một số loại phân giả hay phân có tỷ lệ các chất dinh dưỡng kém hơn con số công bố trên bao bì đã gây thiệt hại cho nhà nông. Trên thực tế, phân đơn khó làm giả hoặc làm giả không đạt hiệu quả kinh tế cao, nhưng phân hỗn hợp thì dễ làm giả hơn mà mắt thường cũng khó nhận biết. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, bà con có cách làm như
Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện một số loại phân giả hay phân có tỷ lệ các chất dinh dưỡng kém hơn con số công bố trên bao bì đã gây thiệt hại cho nhà nông. Trên thực tế, phân đơn khó làm giả hoặc làm giả không đạt hiệu quả kinh tế cao, nhưng phân hỗn hợp thì dễ làm giả hơn mà mắt thường cũng khó nhận biết. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, bà con có cách làm như dưới đây để phát hiện phân giả nhằm hạn chế thiệt hại:
Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã bắt một vụ đóng gói phân bón giả trên địa bàn. Ảnh Internet
|
- Khi mua phân clo-rua kali (chứa 60% ô-xít kali): phân có màu đỏ hồng, hồng nhạt, trắng. Đây là phân nhập 100%, chứa trong bao bì 50kg mang các tên thương mại như MOP, clo-rua kali có hàm lượng ô-xít kali tối thiểu 60%. Vì vậy khi mua cần xem kỹ trên bao bì về xuất xứ phân, hàm lượng ô-xit kali. Để không mua phải phân giả, khi đi mang theo một cốc thủy tinh có chứ 30– 100 cc nước sạch. Bỏ khoảng 3– 5g phân vào cốc, nếu là phân thật thì cốc nước chưa có màu đỏ ngay, một phần phân chìm xuống đáy cốc còn một phần nổi trên mặt nước. Khi khuấy mạnh nước trong cốc biến thành một dung dịch màu hồng nhạt, không vẩn đục và có váng đỏ quanh thành cốc, phân tan hết. Nếu là phân giả khi bỏ phân vào cốc lập tức nước có màu hồng, toàn bộ phân chìm xuống đáy cốc và tan nhanh. Khi khuấy mạnh, nước trong cốc có màu hồng đỏ, vẩn đục, không váng quanh thành cốc, có thể còn một ít phân chưa tan hết.
- Mua phân Sun-phát kali chứa 50% ô-xít kali: phân này có màu trắng, hạt nhỏ hoặc dạng bột. Cách thử: cho 7– 10g phân vào cốc nước, phân thật tan hết trong nước, dung dịch trong suốt. Phân giả có thể không tan hết, để lại cặn lắng (do người làm giả trộn thêm bột đá) hoặc vẩn đục (do trộn thêm vôi hoặc đất sét trắng).
- Mua phân urê: phân có 2 loại là urê hạt trong và urê hạt đục, cả hai có hàm lượng đạm (N) ít nhất 46%. Urê hạt trong có dạng hạt tròn và trong, phân này nếu có làm giả thường là trộn thêm vào phân SA (phân SA chứa đạm ít hơn và rẻ tiền hơn). Nên mua phân urê nhập hay phân urê Hà Bắc, Phú Mỹ. Urê hạt đục có dạng hạt to và đục, đường kính hạt từ 2– 4mm (phân nhập 100%, rất khó làm giả).
- Các loại phân đơn khác như SA (màu trắng hay ngà, tinh thể lấp lánh), phân Super lân, lân nung chảy thì đều làm giả rất khó, có thể an tâm.
- Mua phân Dia-mo-nium Phốt-phát (DAP): phân có dạng hạt tròn, đường kính từ 1– 4mm, có nhiều màu khác nhau: xanh ngọc, xanh nõn chuối, vàng, trắng ngà, xám, nâu, đen (thường có tổng lượng nitơ và ô-xít phốt-pho nằm trong khoảng 60– 64%). Nên nhớ chất lượng không phụ thuộc vào màu mà tùy thuộc vào số lượng chất dinh dưỡng ghi ở bao bì. Chưa thấy phân giả, nhưng có hiện tượng dựa vào màu sắc lừa người mua để bán với giá cao hơn.
- Mua phân chứa đạm– kali (KNS, NKS, NK hay KN): phân chứa đạm (từ SA) và clo-rua kali (từ MOP) và một số chất phụ gia (cách phân biệt giống như cánh phân biệt phân clo-rua kali). Nên nhớ loại phân này khi dùng cho cây lúa chỉ nên bón thúc ở đợt 1, tránh dùng để đón đòng, do hàm lượng kali của loại phân này chỉ bằng 1/5 hay 1/2 so với phân clo-rua kali thật.
- Mua phân NPK: phân này có nhiều loại, gồm có nhóm khoáng trộn (chứa đạm– lân– kali theo một tỷ lệ nhất định công bố trên bao bì, khó làm giả, nhưng cảnh giác mua nhầm phân kém chất lượng) và nhóm phân phức hợp (phân trộn đều các nguyên liệu sau đó tạo thành các viên nhỏ chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo công bố trên bao bì, rất dễ bị làm giả và làm nhái).
Nói chung, để tránh thiệt hại khi mua phân, người mua trước hết nên tìm mua các loại phân được sản xuất từ các công ty lớn và tại các đại lý chính thức của các công ty này, bởi rất khó phân biệt được phân thiệt hay giả bằng mắt thường.
Phân hóa học chủ yếu có 2 loại: phân đơn và phân hỗn hợp. Phân đơn là phân chỉ chứa một loại dưỡng chất: phân chứa đạm (N) như phân urê, phân SA (Sun-phát A-mon)…; phân chứa lân (P) như Super lân, lân nung chảy…; phân chứa kali (K) như MOP, KCl (clo-rua kali), ô-xit kali, Sun-phát kali… Phân hỗn hợp là phân chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng, đa lượng trở lên, có thể còn chứa thêm một số nguyên tố trung, vi lượng. Đó là các loại phân chứa đạm (N) với lân (P) như MAP, DAP…; đạm với kali (K) như KNS, NKS, NK…; đạm với lân và kali như NPK các loại.
|
TRUNG TÍN- theo Cục Trồng trọt (TP Vĩnh Long)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin