“Trồng cam sành cải tiến”

02:10, 02/10/2012

Ở ĐBSCL, đặc biệt là tỉnh Vĩnh Long, cây cam sành có diện tích khá lớn, từng là cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhiều nhà vườn. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều diện tích cam trong vùng bị nhiễm bệnh vàng lá greening (chưa có thuốc đặc trị) và bệnh vàng lá thối rễ, đã làm nhiều nhà vườn khốn đốn.

Ở ĐBSCL, đặc biệt là tỉnh Vĩnh Long, cây cam sành có diện tích khá lớn, từng là cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhiều nhà vườn. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều diện tích cam trong vùng bị nhiễm bệnh vàng lá greening (chưa có thuốc đặc trị) và bệnh vàng lá thối rễ, đã làm nhiều nhà vườn khốn đốn.

Từ nhiều năm qua, đối phó với hai loại bệnh nguy hiểm trên, một số nhà vườn trồng cam sành được sự giúp đỡ của các nhà khoa học đã tìm cách “sống chung với bệnh vàng lá greening”, trong đó các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam từ năm 2006 đã thử nghiệm một phương pháp trồng cam sành mới gọi tắt là “Trồng cam sành cải tiến”. Đến nay cho thấy phương pháp này đạt kết quả khá tốt: tại các vườn thử nghiệm ở tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang không có cây cam bị bệnh vàng lá greening so với vườn đối chứng. Đó là kỹ thuật trồng cam theo phương pháp IPM kết hợp với trồng ổi xen trong vườn cam. Phương pháp này bao gồm những vấn đề chủ yếu như sau:

-Vườn cam mới nên trồng cách ly với vườn cam cũ đã nhiễm bệnh greening. Nếu là vườn trồng cam sành đã bị nhiễm bệnh greening nên phá bỏ để trồng cây khác, 2 năm sau mới trồng lại cam, quanh vườn nên trồng cây khác làm hàng rào che chắn sự di chuyển của rầy chổng cánh (tác nhân truyền bệnh).

- Sử dụng cây cam giống đảm bảo sạch bệnh (mua ở cơ sở giống được xác nhận).

- Nên trồng ổi xen với cam theo tỷ lệ 1– 1 ở mật độ thưa (một hàng ổi xen với một hàng cam với mật độ 100– 120 cây cam xen với 100– 120 cây ổi trên 1.000m2). Ổi được trồng trước cam 6 tháng, chú ý chăm sóc cho cây phát triển tốt và tạo táng cân đối cho ổi và cam để chúng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

- Tăng cường phân hữu cơ thay cho phân hóa học. Trong phòng trừ sâu bệnh sử dụng thuốc lưu dẫn ít độc (nhóm III như Confidor 100 SL, Actara 25 WG; thuốc lưu dẫn ít độc nhóm IV như Dantotsu 16WSG…)

Cây ổi sau khi trồng 1 năm sẽ cho trái với thu nhập 10– 12 triệu đồng/công/năm. Cam sành sau 2 năm sẽ cho trái chiếng, không thấy rầy chống cánh và cây cam bị bệnh vàng lá greening.

HỒNG VÂN (theo TTKNQG) (TP Vĩnh Long)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh