
Sản xuất trái cây rải vụ là một trong những giải pháp giảm áp lực thị trường “trúng mùa rớt giá”. Trên cơ sở này, ngày 4/10/2012, Bộ Nông nghiệp- PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị sản xuất rải vụ một số loại trái cây chủ lực ở Nam Bộ.
Sản xuất trái cây rải vụ là một trong những giải pháp giảm áp lực thị trường “trúng mùa rớt giá”. Trên cơ sở này, ngày 4/10/2012, Bộ Nông nghiệp- PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị sản xuất rải vụ một số loại trái cây chủ lực ở Nam Bộ.
Sản xuất trái cây rải vụ giúp giải quyết bài toán thị trường “trúng mùa mất giá”. Ảnh: VINH HIỂN
Ông Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT Vĩnh Long cho biết: Diện tích trồng cây ăn trái đến năm 2020 là khoảng 42.000ha. Theo đó, tỉnh cũng đã quy hoạch cam sành, bưởi Năm Roi, nhãn, chôm chôm và sầu riêng là cây ăn trái chủ lực phát triển. Hiện tại, cây cam sành, bưởi Năm Roi đã được nông dân ứng dụng thành công giải pháp rải vụ. Đối với cây nhãn (trên 10.000ha- diện tích lớn nhất ĐBSCL), mặc dù bệnh chổi rồng hoành hành thời gian qua nhưng nhà vườn vẫn làm cho cây ra trái. Vĩnh Long đang hướng nông dân sản xuất trái cây theo hướng GAP và khi có thị trường thì địa phương tiến hành công nhận để hỗ trợ đầu ra.
Trên cơ sở này, tỉnh Vĩnh Long kiến nghị Bộ Nông nghiệp- PTNT cần sớm chủ trì việc liên kết quy hoạch, kiểm soát quy hoạch và có nhiều chương trình xúc tiến thương mại.
Ông Cao Văn Trọng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Bến Tre hiện có 32.000ha cây ăn trái, sản lượng bình quân khoảng 322.000 tấn/năm. Trong đó, diện tích chôm chôm 5.360ha, nhãn 3.360ha, bưởi da xanh 4.144ha, măng cụt 3.230ha, sầu riêng 1.848ha,… Tỉnh đã quy hoạch diện tích cây ăn trái đến năm 2020 là 33.000ha, sản lượng 388.330 tấn. Theo đó, cây bưởi da xanh là cây trồng chủ lực với 5.000ha, nhãn 4.800ha,… Riêng trái bưởi da xanh và chôm chôm đã có mặt tại thị trường Đài Loan,
Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam phân tích: Trái chôm chôm Bến Tre và Tiền Giang được đi Mỹ là do sản xuất nghịch vụ với trái chôm chôm Thái Lan. Đây là một bước thành công của nhà vườn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho trái rải vụ đối với chôm chôm.
Ông nói: Muốn cho trái cây Việt Nam cạnh tranh ngang sức với trái cây Thái Lan thì Chính phủ Việt Nam nên can thiệp với Hàng không Việt Nam như Chính phủ Thái Lan đã làm với Hàng không Thái Lan. Hiện tại, giá cước vận chuyển của Hàng không Việt
Tiến sĩ Lê Văn Hòa- Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ nói: Vấn đề sản xuất trái cây rải vụ là rất tốt, tuy nhiên phải dựa theo điều kiện tự nhiên, tránh việc xử lý chất hóa học làm ảnh hưởng không tốt đến sức sống của cây. Rải vụ trong quá trình sản xuất trái cây phải làm sao mang tính bền vững. Trong thực tế rải vụ đã phát sinh nhiều bệnh mới, vì vậy cần phải có phương pháp và biện pháp phòng ngừa kịp thời. Mặt khác, rải vụ sẽ làm cho cây sinh sản không thuận lợi nên phải quan tâm đến rủi ro, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến năng suất, chi phí sản xuất.
Ông Đàm Văn Hưng- chủ cơ sở thu mua trái cây Hương Miền Tây nói: Ngành kinh doanh trái cây phải là ngành kinh doanh có điều kiện và theo đó doanh nghiệp phải có trách nhiệm, phải có nhà xưởng, thương hiệu và cần phải được bộ ngành Trung ương và địa phương hỗ trợ trong việc xúc tiến thương mại. Riêng thị trường trái bưởi da xanh rất tiềm năng, phát triển rất tốt, mỗi ngày cơ sở tiêu thụ 20– 30 tấn, Tết Nguyên đán tăng lên 50 tấn/ngày. Vì vậy, để phát triển sản xuất bền vững thì việc liên kết tiêu thụ là quan trọng. Hiệu quả đã được chứng minh khi nhà máy đóng gói của cơ sở đưa vào hoạt động đến nay thì năng lực tiêu thụ và khả năng cạnh tranh các nước tăng, song vẫn còn thiếu sản phẩm GAP. Quyết tâm của cơ sở là cùng gắn bó, cùng sống chết với nhà vườn và theo đó cơ sở mong các ngành, các cấp hỗ trợ doanh nghiệp liên kết phát triển vùng nguyên liệu theo hướng chất lượng và bền vững.
Tại Vĩnh Long, bưởi là một trong các loại cây ăn trái chủ lực phát triển. Ảnh: THANH PHONG
Ông Lê Văn Đời- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT Hậu Giang nói: Để thị trường cây ăn trái không còn bị đọng như thời gian qua thì việc quy hoạch và tạo liên kết giữa các địa phương là quan trọng. Rải vụ như thế nào thì từng địa phương phải phối hợp để tránh bị trùng lấp. Doanh nghiệp nên phối hợp với địa phương đặt hàng nhà vườn theo từng tiêu chuẩn và theo đó cần có chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã trong việc phát triển sản xuất.
Tiến Sĩ Mai Thành Phụng- Trung tâm Khuyến nông quốc gia nói: Bức xúc của nhà vườn là giá cả đầu vào vật tư nông nghiệp liên tục tăng, chất lượng giảm, danh mục có quá nhiều nên nhà vườn không biết sản phẩm nào để áp dụng vào sản xuất. Trong khi đó, giá cả đầu ra của trái cây bấp bênh, nhà vườn khó thể tính toán được hiệu quả sản xuất. Nông dân Nam Bộ nói: “Hãy cho tôi đầu ra thì tôi sẽ làm được tất cả”. Thực tế, trong thời gian qua những loại trái cây có đầu ra ổn định thì nhà vườn đã làm rất tốt.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Bùi Bá Bổng kết luận: Bộ đã quy hoạch 9 loại cây trồng chủ lực gồm: xoài, nhãn, bưởi, cam sành, sầu riêng, chôm chôm, thanh long, chuối và dứa. Trong 9 cây thì có 7 cây có nhu cầu rải vụ và định hướng sản xuất rải vụ được dựa trên cơ sở thị trường là hàng đầu nhưng cần phải được nghiên cứu kỹ. Sau hội nghị, các tỉnh phải làm ngay là: dựa vào cây trồng trên từng tỉnh lập ra lịch thời vụ nhưng phải dựa trên cơ sở thị trường và sinh học. Cục Trồng trọt phối hợp với các tỉnh tiến hành nghiên cứu lịch thời vụ để đưa ra kế hoạch rải vụ thích hợp cho từng địa phương triển khai sản xuất sao cho hiệu quả và bền vững nhất.
Thống kê của Cục Trồng trọt: Diện tích cây ăn trái vùng Nam Bộ khoảng 415.800ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn (chiếm 53,2% diện tích, 57% về sản lượng so cả nước). Tuy nhiên, tổng giá trị thu được từ trồng cây ăn trái vẫn chưa cao, do việc sản xuất theo mùa, sản lượng lớn tập trung, thường xuyên tạo nên sự mất cân đối cung cầu. |
THANH PHONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin