Trong khi nông dân nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng đang ngoắc ngoải bên bờ vực phá sản thì bà con nuôi tôm càng xanh mùa lũ lại hớn hở khi liên tục nhiều năm liền lãi to. Tuy nhiên, nguồn con giống đang khan hiếm, giá tăng cao đã ít nhiều gây khó khăn cho bà con.
Trong khi nông dân nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng đang ngoắc ngoải bên bờ vực phá sản thì bà con nuôi tôm càng xanh mùa lũ lại hớn hở khi liên tục nhiều năm liền lãi to. Tuy nhiên, nguồn con giống đang khan hiếm, giá tăng cao đã ít nhiều gây khó khăn cho bà con.
Nuôi tôm càng xanh mùa lũ là một mô hình cho thu nhập ổn định, giúp cải thiện đời sống của người dân.
|
Diện tích tăng, con giống khan hiếm
Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp cho biết, tiếp tục phát huy thắng lợi của những vụ nuôi trước, năm nay tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích xuống giống tôm càng xanh mùa lũ đến 2.000ha, tăng khoảng 700ha so với năm ngoái. Đến nay, tỉnh đã xuống giống được 1.300ha, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Nông và một số huyện đầu nguồn.
Riêng tại huyện Tam Nông (địa phương có diện tích xuống giống tôm càng xanh mùa lũ lớn nhất tỉnh), năm 2011 diện tích xuống giống đạt trên 800ha, dự kiến năm nay xuống giống 1.000ha, tăng trên dưới 200ha so với năm ngoái.
“Nước lũ về nhiều, phù hợp với tập tính sống của tôm càng xanh nên những năm qua bà con nuôi tôm ai cũng mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi và liên tục giành được thắng lợi”- ông Quốc cho biết.
Sau 8 vụ tôm thắng lợi, năm nay ông Lê Thành Công (xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, Đồng Tháp) tiếp tục thả nuôi 5ha tôm càng xanh mùa lũ. Ông nói: “Hiện ao tôm của tôi đang phát triển rất tốt, dự kiến đến tháng 11 (dương lịch) tới sẽ cho thu hoạch”.
Theo ông Công, vấn đề khó khăn lớn nhất bây giờ đối với bà con nuôi tôm là nguồn con giống đang khan hiếm, giá tăng cao. “So với năm ngoái, hiện giá tôm post đã tăng 40– 60 đ/con. Cụ thể, đối với tôm post Việt Nam có giá 180– 200 đ/con (tùy kích cỡ). Riêng đối với tôm post Trung Quốc có giá 250 đ/con”- ông Công ch biết.
Để giảm áp lực về nguồn tôm giống, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã xếp lịch xuống giống rải vụ ở các địa phương nhưng lượng giống đáp ứng cho nhu cầu thả nuôi cũng chỉ mới đạt 70– 80%.
Mô hình cho lợi nhuận cao
Ông Dương Nghĩa Quốc từ Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp cho biết, sau 8 vụ nuôi liên tiếp giành thắng lợi đã phần nào chứng tỏ mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trong mùa lũ là một hướng đi đúng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Ông Nguyễn Văn Hiền, nông dân nuôi tôm ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp nói: “Qua 3 năm áp dụng mô hình luân canh lúa- tôm, tôi thấy đây là mô hình rất hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho nông dân lại ít tốn kém chi phí sản xuất. Sau vụ tôm, cây lúa phát triển rất tốt nhờ hấp thu được các chất dinh dưỡng trong đất do thức ăn thừa, chất thải từ vụ nuôi tôm phân hủy để lại, từ đó giúp làm giảm chi phí bón phân, phun thuốc”.
Hiện đa số diện tích nuôi tôm càng xanh mùa lũ của bà con đang phát triển rất tốt, dịch bệnh xảy ra không đáng kể. Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp cũng cho biết, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi từ đầu vụ đến nay hầu như không có.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã quy hoạch mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh mùa lũ đến năm 2015 đạt 3.200ha với khoảng 1.000 hộ nông dân tham gia.
|
Bài, ảnh: TRUNG CHÁNH (Tiền Giang)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin