Các nhà khoa học nông nghiệp khuyến cáo nhà nông thường chỉ nên bón khoảng 80kg đạm (N)/ha, quy ra 174kg urê/ha. Tuy nhiên, nhiều nông dân hay bón thêm N để đón đòng đòng hay rước hạt dẫn đến tình trạng thừa đạm trên lúa. Tác hại của việc thừa đạm trên cây lúa, nhất là lúa Hè Thu rất lớn, nó làm cho ruộng lúa dễ nhiễm các loại sâu bệnh dẫn đến chi phí tăng lên, năng suất lúa
Các nhà khoa học nông nghiệp khuyến cáo nhà nông thường chỉ nên bón khoảng 80kg đạm (N)/ha, quy ra 174kg urê/ha. Tuy nhiên, nhiều nông dân hay bón thêm N để đón đòng đòng hay rước hạt dẫn đến tình trạng thừa đạm trên lúa. Tác hại của việc thừa đạm trên cây lúa, nhất là lúa Hè Thu rất lớn, nó làm cho ruộng lúa dễ nhiễm các loại sâu bệnh dẫn đến chi phí tăng lên, năng suất lúa giảm và hiệu quả sản xuất kém vừa gây ô nhiễm môi trường do nhiễm độc N.
Triệu chứng của cây lúa thừa đạm là: cây có màu xanh đậm, mọc um tùm, đẻ nhánh muộn và không tập trung. Thân lúa yếu nên dễ đổ ngã, dễ nhiễm các bệnh như đạo ôn, đốm vằn, các loại sâu hại… (nhất là sâu cuốn lá khi trổ bông). Cũng cần chú ý phân biệt cây lúa dư đạm với cây lúa thiếu lân (P), do cả hai trường hợp này cây lúa đều có màu xanh đậm, nhưng khác ở chỗ cây lúa thiếu lân phát triển kém hơn (cây lúa bị lùn). Việc phân biệt này rất cần thiết để chỉnh việc bón phân cho đúng.
Để tránh việc bón dư đạm cho lúa, nhà nông nên tuân thủ bón phân theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật vào các thời điểm cây lúa cần (trung bình bón 20kg đạm, tương đương 43,5kg urê cho mỗi tấn lúa thu hoạch). Thường xuyên thăm đồng và sử dụng “Bảng so màu lá lúa” để bón phân đạm cho thích hợp.
Hồng Vân (TP Vĩnh Long)
(Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin