Tôi nuôi nhím 2 năm, áp dụng nhiều kỹ thuật nhưng không đẻ. Nhờ Bạn Nhà nông hướng dẫn.
Tôi nuôi nhím 2 năm, áp dụng nhiều kỹ thuật nhưng không đẻ. Nhờ Bạn Nhà nông hướng dẫn.
Anh Trần Văn Thạnh (xã Hiếu Phụng- Vũng Liêm)
Nhím là loài động vật gặm nhấm được nhiều người thuần hóa, nhân nuôi vì dễ nuôi và dễ sinh sản. Nhím có thể đẻ sau khi con đực nuôi được 12 tháng, con cái 16- 17 tháng. Bình quân mỗi năm, một con nhím cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con vào tháng 3- 4 và tháng 10-11.
Nhím của anh nuôi đã 2 năm mà không đẻ có thể do các nguyên nhân: chọn giống không tốt (có thể cả 2 con cùng là đực hoặc đều là cái), khâu chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cách ghép đôi cho giao phối chưa đúng kỹ thuật…
Phối giống và chăm sóc:
Khi con đực và con cái đến thời kỳ sinh sản (nặng trên 5kg) thì tiến hành chọn cặp giao phối. Thời điểm động đực của con cái là rụng nhiều lông tơ, kém ăn kèm những biểu hiện như bồn chồn, chạy lung tung, hung hăng thì nhốt con đực và con cái vào lồng để cạnh nhau. Khoảng 1- 2 ngày sau, chúng sẽ quen mùi hạch của nhau (nếu không quen mùi chúng sẽ cắn nhau đến chết). Khi không thấy những dấu hiệu bất thường thì mở lồng cho 2 con giao phối.
Sau 2 tháng, con cái đã có thai (trọng lượng tăng) đem tách riêng cho đẻ. Thời gian nhím mang thai nên cho ăn nhiều chuối, rau, củ, quả, lạc. Khi nhím đẻ cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… Nhím cái rất thương con, chăm sóc và bảo vệ con rất chu đáo, nên người nuôi ít phải can thiệp nhiều. Nhím con mới đẻ trong vòng 1- 2 tháng đầu lông còn mềm và rất hiền, anh có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu để chọn giống nhân đàn về sau.
BẠN NHÀ NÔNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin