Nuôi thỏ đẻ

08:05, 08/05/2012

Đây là lần đầu tôi nuôi thỏ và muốn để đẻ. Vậy cách phối giống cũng như chăm sóc thỏ đẻ thế nào?

Đây là lần đầu tôi nuôi thỏ và muốn để đẻ. Vậy cách phối giống cũng như chăm sóc thỏ đẻ thế nào?

Lê Văn Khoe (Bảy Khoe)  (Tân Phú- Tam Bình)

Thỏ cái động dục có biểu hiện nằm chổng mông, bỏ ăn, bứt lông mình, cắn máng ăn, máng uống, bới lung tung rơm rạ lót chuồng. Hai mép âm hộ lúc đầu hồng nhạt sau hồng đậm hoặc tím bầm. Cho thỏ cái phối giống lúc mép âm hộ có màu hồng đậm. Bắt con cái sang chuồng của con đực để cho phối giống. Nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao. Phối giống vào buổi sáng sớm hay chiều mát (3- 4 giờ). Nếu thấy thỏ cái cụp đuôi xuống hay vùng vẫy không cho thỏ đực đến gần thì bắt thỏ cái ra, hôm sau thả lại vào chuồng thỏ đực. Khi con cái chịu đực rồi, con đực sẽ kêu lên một tiếng và nằm ngửa thở nhanh. Lúc đó đưa thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối giống 2 lần cách nhau khoảng 4- 6 giờ.

Nuôi dưỡng:

Thỏ mang thai 34- 35 ngày. Trước khi đẻ, cho thỏ ăn nhiều cám, củ cải, rau quả tươi để tránh táo bón và có nhiều sữa nuôi con, cho ăn cỏ phơi khô để tránh bụng chứa quá nhiều nước làm ép thai. Gần ngày đẻ, thỏ nằm duỗi dài, thời gian đẻ xong 1- 2 giờ, nếu trời lạnh thắp đèn sưởi ấm ổ và thỏ con. Thỏ đẻ không thích ồn ào, ánh sáng và mùi thuốc lá. Theo dõi thỏ đẻ để phòng thỏ mẹ ăn con, thỏ con bị lọt chuồng. Thỏ đẻ xong phải vệ sinh ổ đẻ và cho thỏ uống nước ngay. Cần phòng các chứng như: sình bụng, tiêu chảy, ghẻ, viêm mũi, tụ huyết trùng, cầu trùng.

BẠN NHÀ NÔNG

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh