Theo Báo Tuổi Trẻ số 147/2016, vụ lúa Hè Thu 2016, các nông dân ở HTX An Phong (xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười- Đồng Tháp) thực hiện phương pháp bón phân cho lúa theo hướng dẫn của GS, TS. Võ Tòng Xuân đã ít tốn công mà lời lại nhiều.
Theo Báo Tuổi Trẻ số 147/2016, vụ lúa Hè Thu 2016, các nông dân ở HTX An Phong (xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười- Đồng Tháp) thực hiện phương pháp bón phân cho lúa theo hướng dẫn của GS, TS. Võ Tòng Xuân đã ít tốn công mà lời lại nhiều.
Cách làm như sau: Xới đất xong trục nhuyễn rồi bón cho mỗi hecta (ha) 130kg DAP và 50kg kali, sau đó trục lại lần nữa để vùi phân sâu xuống đất. Thực hiện sạ hàng trên ruộng với 80- 100 kg/ha lúa giống.
10 ngày sau sạ và 22 ngày sau bón tiếp 50kg urê/ha. Sau khi lúa được 44 ngày thì bón 50kg urê và 50kg kali/ha để đón đòng. Lúa được 74 ngày thì bón 20kg urê/ha nữa là xong.
Với cách bón phân như trên, hộ anh Nguyện Quốc Nguyên ở HTX trên tiết kiệm được 50kg urê, 72kg super lân và 17kg kali so với cách bón phân trước kia, quy ra tiền là 1,1 triệu đồng.
Ngoài ra, còn giảm 3 lần phun thuốc phòng trừ sâu rầy nên tiết kiệm thêm 2,3 triệu đồng. Tính ra tổng chi phí đầu tư là 17,4 triệu đồng/ha, năng suất lúa đạt 7,5 tấn/ha, lợi nhuận thu được là 23,5 triệu đồng/ha. So với các hộ khác không bón phân theo cách này thì hộ của anh Nguyên lời cao hơn khoảng 5 triệu đồng/ha.
Các nghiên cứu cho thấy, cách bón phân trên ruộng có lúa và ngập nước theo cách cũ thì cây lúa chỉ hấp thu được 1/3 lượng urê (số còn lại bị bốc hơi). Khi vùi phân xuống đất thì mức hấp thu đạm của cây lúa sẽ tăng lên ở mức 2/3
GS, TS. Võ Tòng Xuân giải thích thêm: “Những lá đất sét có điện tích âm sẽ hút chặt các nguyên tố dinh dưỡng có điện tích dương, nên hỗn hợp phân bón không bị thất thoát. Khi cây lúa lớn lên, rễ ăn xuống đất gặp ngay chất dinh dưỡng có sẵn nên phát triển tốt và ổn định.
TRUNG TÍN (TP Vĩnh Long)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin