Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn để mở rộng, phát triển thị trường. Cơ hội đó không chỉ đến từ Hiệp định tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà còn đến từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) "thế hệ mới", góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn để mở rộng, phát triển thị trường. Cơ hội đó không chỉ đến từ Hiệp định tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà còn đến từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới”, góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Nhưng dệt may Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức và bài viết này chỉ nói lên một vài khía cạnh.
Việc tuân thủ quy định về nguyên tắc xuất xứ, kỹ thuật, tiêu chuẩn về lao động, môi trường hay thủ tục pháp lý... là động lực thúc đẩy, tạo đà cho doanh nghiệp trong cuộc chơi dài hạn. |
Nguồn lao động sẽ cạnh tranh lớn
Theo ông Nguyễn Minh Tuệ- Giám đốc Công ty CP May Vĩnh Tiến, những thuận lợi của ngành dệt may khi tham gia TPP đã được các chuyên gia kinh tế nói đến nhiều. Đó là thị trường rộng mở, các dòng thuế quan cắt giảm trong khuôn khổ TPP…
Cụ thể hơn, ông Nguyễn Hữu Tuấn- Phó Giám đốc Công ty TNHH 1TV Thành Công- Vĩnh Long, cho rằng dệt may Việt Nam có cơ hội: vươn lên trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới do thu hút đầu tư mạnh vào Việt Nam khi tham gia TPP; tạo việc làm cho hàng triệu lao động Việt Nam; có điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia mạnh vào chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế và góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước từ nông- lâm nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ…
Tuy nhiên, những khó khăn của dệt may thì “nói còn ít” và theo cảm nhận của ông Nguyễn Minh Tuệ “càng ngày sẽ càng khó khăn hơn, nhất là cạnh tranh nguồn lao động.
Thách thức của doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đến từ các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về vốn và công nghệ, mà ngay trong phạm vi hẹp của tỉnh Vĩnh Long cũng thấy rõ, trước đây chỉ có 1- 2 doanh nghiệp may, còn hiện nay có thêm nhiều doanh nghiệp sử dụng vài chục ngàn lao động, thì cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.
Mặt khác, dòng lao động chuyên môn tự do di chuyển trong khối ASEAN cũng tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Nhưng người lao động chắc chắn được hưởng lợi vì có nhiều lựa chọn cơ hội việc làm, thu nhập”.
Tại Vĩnh Long thời gian gần đây, đã có hàng loạt doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước đến đầu tư. Chỉ riêng tại Khu công nghiệp Hòa Phú, đến nay 21 dự án đi vào hoạt động đã thu hút trên 20.000 lao động và một số doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển dụng hàng ngày.
Dự kiến trong tháng 2/2016, Công ty TNHH May mặc Leader (Việt Nam) sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1 dự án sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu, tại Khu Công nghiệp Hòa Phú (giai đoạn 2).
Còn vào tháng 9/2015, Công ty TNHH 1TV Thành Công- Vĩnh Long đã đưa dự án đi vào hoạt động ở giai đoạn 1 với công suất trên 6 triệu sản phẩm/năm, 1.400 lao động. Trong khi đó, Công ty TNHH Tỷ Xuân đến nay là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất tỉnh, tại Khu công nghiệp Hòa Phú hiện đã có 14 nhà xưởng sản xuất giày với hơn 18.000 công nhân viên…
Một số doanh nghiệp dệt may khác như Vĩnh Tiến, Khang Thịnh, Boshing,… cũng có không dưới 1.200- 2.000 lao động/doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn: TPP sẽ như luồng gió mới thổi vào nền kinh tế |
Sự kiện Việt Nam gia nhập TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN như là một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế Việt Nam, nó đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như thách thức để mỗi người, mỗi doanh nghiệp đang hoạt động trên thương trường sẽ phải cọ xát, nỗ lực vươn lên và tự khẳng định được mình. Từ đó, sẽ có được niềm tin và tiếp tục bước tiếp trên còn đường hoạt động và phát triển doanh nghiệp, khẳng định tên tuổi công ty trên thương trường cạnh tranh quốc tế. |
Theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, khó khăn nhất vẫn là cạnh tranh về lao động: công nhân lành nghề, đội ngũ kỹ thuật và đội ngũ lãnh đạo các cấp trên thị trường Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư mạnh vào Việt Nam khi TPP có hiệu lực. Điều này được dự báo gây biến động lớn về lao động trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dệt may.
Cái khó đối với dệt may xuất khẩu là xuất xứ hàng hóa “từ sợi trở đi” theo quy định TPP. |
Tạo thế trong “sân chơi” TPP
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đón đầu TPP bằng cách dịch chuyển nhà máy từ nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á sang Việt Nam đã gây ra áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may trong nước, đa phần có quy mô nhỏ, khả năng huy động vốn yếu, năng suất lao động thấp, công nghệ lạc hậu.
ên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng: “Sự lệ thuộc quá lớn của ngành dệt may trong nhập vải phục vụ cho ngành may. Tình trạng “nút thắt cổ chai” tại khâu dệt nhuộm trong chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam đến nay vẫn chưa cải thiện, chưa đáp ứng đủ và tốt nguyên liệu (vải) cho ngành may”.
Một trong những điều khoản của TPP đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu là phải xuất phát “từ sợi trở đi” được sản xuất trong nước hoặc quốc gia khác có tham gia TPP. Nhưng hiện 88% nhu cầu về nguyên liệu của dệt may Việt Nam là từ nước ngoài, lại không nằm trong TPP, nên việc xây dựng một chuỗi cung ứng là cực kỳ cần thiết.
Chính vì thế, ông Nguyễn Hữu Tuấn cho biết, thuận lợi của Công ty Thành Công là đã có dây chuyền sản xuất khép kín từ sợi- dệt- nhuộm- may gần 20 năm và liên tục đổi mới thiết bị và công nghệ khép kín này, nên có thể đáp ứng ngay điều kiện và yêu cầu của TPP từ sợi trở đi.
Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, công nhân đã và đang làm việc trong môi trường áp dụng quản trị tiên tiến quốc tế, nên có thể đáp ứng nhanh các yêu cầu của TPP trong môi trường cạnh tranh đa quốc gia.
Dự báo nguồn lao động sẽ cạnh tranh gay gắt. |
Cùng với đó, “việc đầu tư thêm dây chuyền sản xuất dệt nhuộm may tại Vĩnh Long là kế hoạch cho sự phát triển của công ty trong việc mở rộng sản xuất mà năng lực hiện nay của Thành Công không còn đủ cho các đơn đặt hàng của khách.
Đồng thời cũng là sự chuẩn bị đón đầu cơ hội của TPP trong thời gian tới, với mục tiêu phát triển năng lực công ty lên gấp đôi so với năng lực hiện có”- ông Nguyễn Hữu Tuấn nói.
Trước cánh cửa mở đầu tư vào Việt Nam cho các doanh nghiệp dệt may nước ngoài và sẽ “tạo sự cạnh tranh khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp trong nước.
Chẳng hạn, trước đây thị trường ngách, nhỏ ít ai để ý, nhưng tới đây cũng sẽ có nhiều doanh nghiệp nhảy vào. Do đó, nếu máy móc, thiết bị, điều kiện sản xuất không thỏa mãn yêu cầu, doanh nghiệp sẽ phải bị loại khỏi cuộc chơi”- ông Nguyễn Minh Tuệ nhấn mạnh và cho rằng trong “sân chơi TPP” mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược riêng để tồn tại. Riêng Vĩnh Tiến, luôn luôn đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản lý đội ngũ, thực hiện đơn hàng…
Tìm kiếm đối tác cung cấp nguyên phụ liệu để hợp tác tạo thành chuỗi. Lựa chọn sản phẩm có thế cạnh tranh, cốt lõi để có cách thức đầu tư phù hợp điều kiện TPP. Tổ chức sản xuất phù hợp tạo sản phẩm đạt yêu cầu đối tác về an toàn sức khỏe, đảm bảo môi trường, vấn đề kỹ thuật… Bên cạnh, chăm lo đời sống, nâng cao năng suất, thu nhập người lao động…”
Và để “thắng” trong cạnh tranh nguồn lao động. “trong tương lai khi các FTA đi vào hiệu lực, thì cạnh tranh lao động sẽ rất lớn không chỉ tại Vĩnh Long mà sẽ trên khắp các nơi có sự thu hút đầu tư ngành nghề có sử dụng lao động lớn. Do vậy, doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh để tồn tại được thì phải chuẩn bị cho việc cạnh tranh thông qua chính sách lương thưởng, điều kiện làm việc tốt và chế độ phúc lợi chăm lo cho người lao động của đơn vị mình”- ông Nguyễn Hữu Tuấn nói và Thành Công không là ngoại lệ.
Ông Nguyễn Minh Tuệ: Cơ hội không chia đều cho tất cả |
Doanh nghiệp dệt may bước vào TPP nhiều cơ hội nhưng thách thức vẫn lớn hơn, cạnh tranh sẽ gay gắt và không có chuyện cơ hội chia đều cùng hưởng. Theo tôi, doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế khi có vốn mạnh, kinh nghiệm thị trường, công nghệ hiện đại… chỉ yếu hơn doanh nghiệp trong nước một tí thôi là không am hiểu chính sách, luật pháp cũng như phong tục tập quán Việt Nam, nhưng sẽ dễ dàng khắc phục được. |
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin