Nhằm nâng cao chất lượng rau màu để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, từ đầu năm 2023 đến nay, công tác hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất được ngành nông nghiệp của tỉnh triển khai thực hiện.
Nhằm nâng cao chất lượng rau màu để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, từ đầu năm 2023 đến nay, công tác hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất được ngành nông nghiệp của tỉnh triển khai thực hiện.
Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp-PTNT triển khai thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như: Mô hình trình diễn sản xuất khoai lang sạch (diện tích 1ha), mô hình IPHM trên cây cải xà lách xoong (0,5ha), mô hình trồng bí nụ theo hướng hữu cơ (12 mô hình)…;
tư vấn, hỗ trợ xây dựng 42 mã số vùng trồng khoai lang xuất khẩu tại huyện Bình Tân với diện tích 906,18ha, hộ tham gia 920 hộ; hỗ trợ 1 cơ sở chế biến, tiêu thụ khoai lang ở Bình Tân được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP và hướng dẫn 10 hộ trồng khoai lang ở TT Tân Quới, xã Mỹ Thuận, xã Tân Thành (Bình Tân) ký kết hợp đồng tiêu thụ 13,4ha khoai.
Toàn tỉnh hiện có 42 mã số vùng trồng màu xuất khẩu (chủ yếu là khoai lang, diện tích 906,18ha) và 5 mã số vùng trồng nội địa còn hiệu lực có tổng diện tích 76,4ha (gồm: khoai lang, xà lách xoong, củ cải trắng, dưa hấu và rau ăn lá).
Bên cạnh, nông dân trong tỉnh đã linh hoạt chuyển đổi phương thức canh tác, đa dạng hóa về chủng loại rau màu nhằm tránh rủi ro trong sản xuất; đồng thời từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm rau màu, góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giảm áp lực sâu bệnh và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, năm 2023, diện tích trồng rau màu của tỉnh ước đạt trên 49.300ha. Ước sản lượng màu cả năm trên 1 triệu tấn, tăng 12,1% so với năm 2022.
MỸ TRUNG