Canh tác rải vụ, tránh dồn chợ

03:11, 01/11/2023

Xứ mình cây trồng, rau màu rất đa dạng, phong phú; do thời tiết thuận lợi cùng với hệ thống đê bao nên bà con có thể trồng trọt gần như quanh năm. Trừ trường hợp một số vùng trồng có lịch mở cống bộng đón mùa nước nổi tràn đồng, thì bà con tạm ngưng canh tác trong vòng khoảng 3 tháng.

Xứ mình cây trồng, rau màu rất đa dạng, phong phú; do thời tiết thuận lợi cùng với hệ thống đê bao nên bà con có thể trồng trọt gần như quanh năm. Trừ trường hợp một số vùng trồng có lịch mở cống bộng đón mùa nước nổi tràn đồng, thì bà con tạm ngưng canh tác trong vòng khoảng 3 tháng.

Nhưng cũng vì cái lợi thế này mà nhiều lúc biến thành cái… yếu thế, làm cho nông sản nhiều lần lặp đi, lặp lại tình trạng được mùa thì mất giá, rồi mọi người lại chung tay giải cứu nông sản. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là mình canh tác không theo quy hoạch, không có sự điều tiết, phối hợp nhịp nhàng giữa các vùng nguyên liệu cây trồng. Việc này xảy ra ở cả cây trồng lâu năm lẫn cây ngắn ngày, cả rau màu.

Đối với việc đầu tư vườn cây lâu năm khi mở rộng tràn lan không kiểm soát được diện tích đến khi dư thừa sản lượng thì trái cây xuống giá thê thảm. Với cây ngắn ngày, với rau màu việc quay vòng nó nhanh thì bà con có thể mất mùa này thì gầy mùa khác, còn với vườn cây lâu năm đầu tư tất cả vốn liếng vào đó, thậm chí nhiều người còn “cắm” sổ đất để vay vốn thì nguy cơ phá sản, trắng tay là rất lớn. Ai cũng thấy điều này, nhưng đây là căn bệnh mạn tính của nghề nông xứ mình, chưa có phương thuốc, giải pháp hữu hiệu để trị dứt căn bệnh này.

Trong tình hình này, vẫn có nhiều nông dân có tư duy, có toan tính và có bề dày kinh nghiệm nên họ biết đánh giá thời vụ, dự báo thị trường, giá chợ vào những thời điểm nhất định nào đó để quyết định xuống giống loại rau màu gì trên rẫy của mình. Nhiều người không chạy theo phong trào, mà tự mình chọn lối đi riêng và có tính toán bài bản, nên thường thu hoạch khi nông sản nhà mình luôn được giá cao.

Một điển hình nhỏ thôi, nhưng chứng minh rằng nông dân có thể nắm bắt được phần nào giá cả của các loại nông sản. Như anh Bảy vùng hẹ truyền thống ở rạch Cạn, vùng này quanh năm trồng hẹ vậy nên không thể chọn loại rau màu khác, nhưng anh Bảy vẫn có thể tính toán thời điểm xuống giống của mình bao giờ cũng đi chệch thời điểm của nhiều người xung quanh. Kế nữa, với 8 công đất, thì anh Bảy cũng chia nhỏ ra thành nhiều đợt nên không bao giờ thu hoạch rộ một lần mà cứ cắt lai rai rải đều thời gian ra.

Ngay thời điểm này, khi triều cường dâng cao thì xóm hẹ cũng thu hoạch xong ráo trọi, thương lái chạy đôn, chạy đáo không còn hẹ để mà đặt, giá hẹ cứ tăng cao theo… con nước. Thì chỉ còn anh Bảy là rẫy hẹ xanh ngút ngát. Có những luống mới vào cắt đợt 1, chỗ thì đã đợt 2, còn chỗ thì chỉ còn hẹ cùn nhỏ cây của đợt cuối. Mà khi hút hẹ, giá cao thì hẹ xấu cỡ nào lái cũng thu gom.

Khuya nào tầm 1-2 giờ sáng là nhà anh Bảy đỏ đèn, hẹ vừa cắt vào mấy bà rửa hẹ thuê xúm lại làm hẹ cho đến tầm 4-5 giờ sáng là có lái ngoài chợ vô thu gom. Giá cao bắt ham. Anh Bảy cười tủm tỉm, thấy vậy đó chớ tới mùa nước năm sau biết đâu ảnh lại giảm diện tích lại vì có thể lúc đó sẽ có rất nhiều rẫy hẹ canh đúng thời điểm này thì lại sẽ dội chợ.

Làm ruộng, làm rẫy thời nay phải nhạy bén nhiều thứ, phải để ý quan tâm nhiều thứ lắm mới “ăn” được.

Hailua@.com

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh