Đó là chủ đề diễn đàn trực tuyến kết nối nông sản 970 kết hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn- Saemaul Undong, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 22/9.
Đó là chủ đề diễn đàn trực tuyến kết nối nông sản 970 kết hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn- Saemaul Undong, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 22/9.
Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cần sự kết nối để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. |
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang phát triển nhưng chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững.
Do đó, cần tuyên truyền thay đổi tư duy của các chủ thể tham gia xây dựng và triển khai các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn phục vụ du khách để người nông dân, HTX, trang trại muốn làm du lịch ngay cả khi nông, lâm, thủy sản được tiêu thụ tốt, khi kinh tế nông nghiệp thành công và các doanh nghiệp lữ hành chung tay, đồng hành cùng các điểm đến nông thôn làm du lịch.
Bà Ngô Thị Thu Trang- Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn- Saemaul Undong, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết: Ở giai đoạn đầu, Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” đã đạt được những thành tựu cơ bản, về số lượng sản phẩm, quy mô và sự đồng thuận tham gia ở các địa phương, song hiện nay rất cần sự kết nối để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên việc kết nối tiêu thụ sản phẩm phải mang ý nghĩa, giá trị trong từng sản phẩm OCOP như đúng với ý nghĩa chương trình, đó là hồn quê, là giá trị đặc sắc của mỗi địa phương, “mỗi làng một sản phẩm”.
Nếu những giá trị đó được thể hiện qua ẩm thực, qua quà tặng, qua các sản phẩm nông sản địa phương để giới thiệu cho khách du lịch sẽ đạt được mục tiêu kép, vừa phát triển du lịch, vừa giúp tiêu thụ sản phẩm nông sản tốt hơn.
Tin, ảnh: NGUYÊN KHANG