Các số liệu kinh tế, phát triển doanh nghiệp (DN) của tỉnh trong 3 tháng đầu năm cho thấy, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm từ 0,5-1 %/năm nhưng mức vay vốn của các DN còn thấp; số vốn bình quân 1 DN đăng ký thành lập mới giảm; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
(VLO) Các số liệu kinh tế, phát triển doanh nghiệp (DN) của tỉnh trong 3 tháng đầu năm cho thấy, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm từ 0,5-1 %/năm nhưng mức vay vốn của các DN còn thấp; số vốn bình quân 1 DN đăng ký thành lập mới giảm; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Vĩnh Long, mức dư nợ bình quân của các DN đạt thấp, tăng chậm do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, liên kết sản xuất hạn chế. Dư nợ cho vay DN nhỏ và vừa đến cuối tháng 2 giảm 2,12% so với đầu năm 2023, chiếm khoảng 31,2 %/tổng số DN đang hoạt động (giảm khoảng 3 điểm % so với cuối năm 2023).
Dư nợ bình quân 6,1 tỷ đồng/DN, giảm 0,3 tỷ đồng/DN so với cuối năm 2022. Ngoài quy mô DN nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, thiếu tài sản đảm bảo, số liệu tài chính thiếu minh bạch… cũng ảnh hưởng tới việc xem xét cấp tín dụng của ngân hàng, DN khó tiếp cận vốn ngân hàng, nhất là DN nhỏ và vừa, DN mới thành lập. Cụ thể là hơn 580 DN chưa tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Số liệu của Cục Thống kê, trong quý I, toàn tỉnh phát triển 84 DN thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 315,7 tỷ đồng. Con số này đã giảm 12,5% về số DN và giảm 73,97% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi số vốn bình quân 1 DN đăng ký thành lập mới đạt 3,8 tỷ đồng, giảm 70,26% so với cùng kỳ năm trước.
Trước tình hình đó, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai nhiều giải pháp như kết nối ngân hàng- DN góp phần tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của DN.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin