Diện tích trồng cam đã vượt quy hoạch hơn 30%

07:04, 04/04/2023

Toàn tỉnh hiện có hơn 17.000ha cam sành (tăng gần 3.000ha so năm 2020), trong đó huyện Trà Ôn (gần 10.000ha), huyện Tam Bình (hơn 3.300ha), huyện Vũng Liêm (hơn 2.800ha). So với quy hoạch được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt thì diện tích trồng cam đã vượt hơn 30%.

(VLO) Toàn tỉnh hiện có hơn 17.000ha cam sành (tăng gần 3.000ha so năm 2020), trong đó huyện Trà Ôn (gần 10.000ha), huyện Tam Bình (hơn 3.300ha), huyện Vũng Liêm (hơn 2.800ha). So với quy hoạch được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt thì diện tích trồng cam đã vượt hơn 30%.

Thời gian qua, cây cam sành đã giúp người nông dân tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác và phần lớn diện tích chuyển đổi thực hiện đúng theo mục tiêu chuyển đổi tạm thời (không chuyển đổi mục đích sử dụng).

Năng suất cao cộng giá bán tốt nên người trồng cam sành thu lợi nhuận khá cao, bình quân 300-500 triệu đồng/ha/năm.

Đó chính là nguyên nhân làm cho nhiều người “đổ xô” trồng cam và thuê thêm đất, kể cả đất trồng lúa để trồng cam sành, đẩy giá thuê đất tăng lên từ 7- 9 triệu đồng/công (1.000m2)/năm.

Với việc nông dân chuyển đổi ồ ạt một cách tự phát như thời gian qua khiến sản lượng cam sành dư thừa, hệ lụy là bị rớt giá, gây thua lỗ cho người sản xuất, nhiều hộ trồng cam sành lâm vào cảnh khó khăn, lỗ vốn.

Ông Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT, cho biết: Cam sành là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất nên được nông dân trồng nhiều.

Tuy nhiên, cam sành chỉ tiêu thụ nội địa và còn phải cạnh tranh với nhiều loại cam nhập khẩu từ các nước. Song song đó, cam sành hiện chỉ phù hợp để dùng tươi, khó đưa vào chế biến công nghiệp nên cũng hạn chế về tiêu thụ.

NGUYÊN KHANG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh