Dự án "Giải pháp khử trùng bền vững - ứng dụng công nghệ điện hóa" của Huỳnh Công Tấn, Tiêu Hoàng Pho và Dương Thanh Lực (Cà Mau) vừa đạt giải ba Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2022
(VLO) Dự án “Giải pháp khử trùng bền vững - ứng dụng công nghệ điện hóa” của Huỳnh Công Tấn, Tiêu Hoàng Pho và Dương Thanh Lực (Cà Mau) vừa đạt giải ba Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2022 (ảnh).
Đại diện nhóm dự án, anh Huỳnh Công Tấn cho biết, khử trùng nói chung và khử trùng clo nói riêng là một công đoạn quan trọng trong sản xuất cũng như trong đời sống.
Điều đó đã thể hiện rõ trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Trong nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, clo được sử dụng đến hơn 90% để khử trùng nước.
Riêng tại Cà Mau, với hơn 9.000ha nuôi, sử dụng hơn 100.000 tấn clo bột/năm, tương đương 200 triệu USD. Tất cả clo này được nhập khẩu.
Theo đó, “đã đến lúc cần đến một giải pháp khác đó là ứng dụng công nghệ điện hóa để thay thế khử trùng clo bột hiện nay, với mục tiêu là một giải pháp và đa sản phẩm”.
Theo đó, nhóm dự án tận dụng nguồn nước mặn nuôi tôm để tạo ra clo khử trùng. Nhóm đã “ứng dụng và chạy thử nghiệm trong 2 vụ tôm và đạt kết quả rất tốt”.
Bên cạnh, còn có hệ thống tạo axit natri hypochlorite, ứng dụng khử trùng trong các nhà máy cấp nước và xử lý nước thải, khử trùng nước hồ bơi.
Và “một sản phẩm riêng biệt” khác của nhóm là máy tạo nước diệt khuẩn HOCL để diệt khuẩn trong sinh hoạt hàng ngày và trong y tế, ưu điểm là không ảnh hưởng da.
Bên cạnh, còn sử dụng khử trùng chuồng trại, bếp ăn, rửa rau củ… Để phát triển sản phẩm, kế hoạch của nhóm là đăng ký tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm; đăng ký sở hữu trí tuệ và kêu gọi vốn đầu tư…
Tin, ảnh: TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin