Bao giờ cũng vậy, những ngày cận Tết, giá cả lại rục rịch nhóng lên. Trong đó, có những thứ tăng giá khá cao. Các cơ quan quản lý nhà nước luôn có nhiều kế hoạch, chương trình hỗ trợ bình ổn giá, tránh tạo sức ép lên người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn đối tượng rất quan trọng và rất cần sự hỗ trợ trước sức ép tăng giá là nông dân sản xuất và bà con các làng nghề truyền thống.
Bao giờ cũng vậy, những ngày cận Tết, giá cả lại rục rịch nhóng lên. Trong đó, có những thứ tăng giá khá cao. Các cơ quan quản lý nhà nước luôn có nhiều kế hoạch, chương trình hỗ trợ bình ổn giá, tránh tạo sức ép lên người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn đối tượng rất quan trọng và rất cần sự hỗ trợ trước sức ép tăng giá là nông dân sản xuất và bà con các làng nghề truyền thống.
Các doanh nghiệp được hỗ trợ nguồn vốn trữ hàng, nhưng bà con làng nghề, nông dân chưa được sự hỗ trợ trữ nguyên liệu đầu vào nhằm giảm chi phí do giá tăng cao theo thời vụ. Đây là những đối tượng dễ tổn thương, yếu thế và cũng khó tiếp cận những nguồn vốn như các doanh nghiệp lớn. Bình thường, nông dân đã chịu sức ép của giá cả vật tư nông nghiệp, cùng với nhiều thứ khác tăng giá nhưng nông sản thì tăng giảm thất thường, người sản xuất không thể đoán định được. Năm nay, sức ép càng tăng mạnh vào những ngày cận Tết.
Chẳng hạn, trước đây, nông dân chỉ cần đầu tư 6 - 8 triệu đồng để sản xuất 1 công hẹ, nhưng giờ đây phải đầu tư không dưới 15 triệu đồng. Đến mấy bao tro cũng tăng gấp nhiều lần, công cán tăng, phân bón tăng. Nhưng vốn là vùng màu truyền thống, cả xóm đeo theo hẹ không bỏ được. Canh tác mà nhìn thấy phần chắc là khó có lời thì đúng là khổ thiệt. Nông dân canh tác các loại rau màu khác cũng cùng cảnh ngộ vậy thôi. Họ rất cần sự hỗ trợ.
Mới đây, nghe bà con làng nghề tàu hủ ky cũng than, dù đơn hàng cuối năm dồn dập làm không kịp nhưng giá bán thì không tăng, trong khi mọi thứ đầu vào cái gì cũng tăng chóng mặt - tăng từ ký than, thước củi, mà là tăng gấp nhiều lần. Trong khi nông sản trong nước thì không đặng giá, nhưng đậu nành nhập khẩu thì tăng muốn gấp đôi. Bà con nào sản xuất lớn phải cần con số hàng mấy trăm triệu đồng trữ đậu nành, nhưng đâu phải chủ lò nào cũng đủ nguồn vốn. Họ đành mua theo đợt và cũng chấp nhận giá đậu tăng theo từng đợt đặt hàng.
Thiết nghĩ, trong những thời điểm thế này, nông dân, bà con làng nghề truyền thống cũng rất cần sự quan tâm hỗ trợ nhiều thứ, đó cũng là cách góp phần bình ổn giá từ gốc.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin