"Tiền phòng, hậu kiểm" trong chống thất thu thuế liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản

04:10, 27/10/2022

Ngày 10/6/2022, Tổng cục Thuế có Công điện số 08/CĐ-TCT chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ khai thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (BĐS). 

Ngày 10/6/2022, Tổng cục Thuế có Công điện số 08/CĐ-TCT chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ khai thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (BĐS). Theo đó, ngành thuế tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, chính sách thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS tại bộ phận một cửa liên thông theo nguyên tắc “tiền phòng, hậu kiểm”.

Theo quan điểm này, cơ quan thuế các cấp không được gây khó khăn cho người nộp thuế; không được ngăn chặn việc chuyển nhượng BĐS của người dân; không được gây ách tắc, tồn đọng hồ sơ chuyển nhượng BĐS không thực hiện trả lại hồ sơ, không được kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định mà cần thực hiện tính thuế theo đúng quy định tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Thông tư số 92/2015/TT-BTC và Công văn số 3849/BTC-TCT. Trường hợp phát hiện rủi ro thì chuyển sang thực hiện thanh tra, kiểm tra sau theo đúng quy định.

Đối với công tác “hậu kiểm”, ngày 27/9/2022 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3568/TCT-DNNCN về việc triển khai hậu kiểm trong hoạt động chuyển nhượng BĐS. Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế các cấp: rà soát, chuẩn hóa dữ liệu liên quan đến hồ sơ chuyển nhượng BĐS trên các ứng dụng của ngành thuế; thu thập, cập nhật thông tin người nộp thuế từ các nguồn thông tin bên ngoài liên quan đến hoạt động chuyển nhượng BĐS; tổ chức triển khai, phổ biến, tổ chức thực hiện, đánh giá và trao đổi kinh nghiệm về các dấu hiệu, hành vi vi phạm trong hoạt động chuyển nhượng BĐS, tổ chức rà soát, đánh giá phân loại các hồ sơ chuyển nhượng BĐS có dấu hiệu rủi ro thông qua các dấu hiệu nghi vấn.

Trần Mỹ Lan Chi

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh