Ngay từ đầu năm học 2021- 2022, ngành giáo dục đã chủ động triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản từ Trung ương đến địa phương về công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh theo hướng mở, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực.
Ngay từ đầu năm học 2021- 2022, ngành giáo dục đã chủ động triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản từ Trung ương đến địa phương về công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh theo hướng mở, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực. Từ đó, nâng cao chất lượng tư vấn nghề, thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề.
Tính đến nay, 100% trường THCS, THPT, THCS- THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS trúng tuyển vào lớp 10 hệ công lập là 73,4%; tỷ lệ học sinh trúng tuyển tuyển sinh ĐH, CĐ gần 60%, tăng 18% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo Sở GD- ĐT việc phân luồng còn nhiều khó khăn do các trường chưa tận dụng được các giờ học giáo dục hướng nghiệp trong chương trình để tư vấn cho học sinh một cách hiệu quả. Tài liệu để thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế. Công tác hướng nghiệp chưa gắn với việc làm, một số học sinh chưa định hướng được ngành nghề phù hợp với trình độ học vấn của mình. Công tác phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường THCS, trường THPT trong việc tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh chưa thật sự chặt chẽ.
CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin