Khách vào quán phở bình dân trên đường Đinh Tiên Hoàng (Phường 8- TP Vĩnh Long) dễ dàng nhận thấy bảng giá đã được điều chỉnh. Miếng dán decal số 5 mới cáu được chèn lên bên cạnh các con số đã cũ, tô phở thường từ 30.000đ tăng lên 35.000đ.
Khách vào quán phở bình dân trên đường Đinh Tiên Hoàng (Phường 8- TP Vĩnh Long) dễ dàng nhận thấy bảng giá đã được điều chỉnh. Miếng dán decal số 5 mới cáu được chèn lên bên cạnh các con số đã cũ, tô phở thường từ 30.000đ tăng lên 35.000đ.
Trong khi đó, nhiều hàng quán hủ tiếu, cơm tấm, bún riêu... cũng rục rịch tăng giá 2.000- 5.000đ một phần ăn để “bù đắp chi phí xăng cộ”. Khách hàng cũng thấu hiểu việc tăng giá là hợp lý và chấp nhận bỏ ra nhiều tiền hơn để được phục vụ bữa ăn sáng. Tuy nhiên, nhiều thực khách chỉ kêu “bán tô phở ba chục ngàn” theo giá cũ, chấp nhận chủ quán để ít bánh phở và thịt hơn so với tô phở đúng giá.
Giá xăng dầu bán lẻ trong nước hôm 11/5 tăng thêm gần 1.500 đ/lít với xăng E5 RON 92 và 1.550 đ/lít với xăng RON 95. Điều chỉnh này đẩy giá xăng RON 95 lập kỷ lục khi mức bán lẻ lên gần 30.000 đ/lít.
Đây là mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, đã tới mức “chịu đựng” của nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nhiều người tiêu dùng còn lo ngại giá cả tiêu dùng sẽ còn tăng theo xăng dầu và bắt đầu tìm cách giảm chi tiêu, giảm đi lại... Doanh nghiệp cũng tính cắt giảm chi phí hoặc tăng giá bán hàng hóa để bù đắp vào giá xăng dầu tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay. Để thích ứng với cơn “bão giá”, có doanh nghiệp chấp nhận tiếp tục tăng cước để duy trì hoạt động nhưng cũng có đơn vị đổi mới phương án vận tải, kìm giá cước để... tranh thủ giữ chân và thu hút hành khách.
Việc giá xăng dầu trong nước lên mức cao nhất lịch sử, theo các chuyên gia có thể gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế, áp lực lạm phát và ảnh hưởng tới thu nhập, chi tiêu người dân. Trong tính toán rổ chi phí của cơ quan thống kê, xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Ở tác động tới tăng trưởng, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5%. Các chuyên gia cho rằng, Chính phủ có thể nghiên cứu kịch bản giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện thuế này đang áp với xăng là 10%. Bởi trong điều kiện hiện nay, để duy trì đà phục hồi của tăng trưởng, hồi phục nền kinh tế sau dịch, giảm thuế này với xăng dầu là cần thiết.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin