Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh trong quý I

09:04, 01/04/2022

Theo Cục Thống kế, tháng 3/2022 là tháng sau Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm so với tháng trước, góp phần làm cho giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây tươi giảm khá. Tuy nhiên, do giá xăng dầu, giá gas được điều chỉnh tăng cao, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng có xu hướng tăng nhẹ đã góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

 

CPI quý I/2022 tăng mạnh so cùng kỳ năm 2021.Ảnh minh họa
CPI quý I/2022 tăng mạnh so cùng kỳ năm 2021.Ảnh minh họa

Theo Cục Thống kế, tháng 3/2022 là tháng sau Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm so với tháng trước, góp phần làm cho giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây tươi giảm khá.

Tuy nhiên, do giá xăng dầu, giá gas được điều chỉnh tăng cao, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng có xu hướng tăng nhẹ đã góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Cụ thể, CPI tháng 3 tăng 0,65% so với tháng trước. Quý I/2022, CPI tăng 2,31% so với cùng kỳ, cao hơn 2,38 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

CPI bình quân quý I của 20/32 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng so với cùng kỳ tác động làm tăng CPI chung, trong đó ảnh hưởng lớn là: Gas và các loại chất đốt khác tăng 19,71%; nhóm giao thông tăng 17,55% (trong đó, giá nhiên liệu tăng 45,93%); điện và dịch vụ điện tăng 13,2%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 2,27%; hàng hóa và dịch vụ cho cá nhân tăng 2,07%; nhóm nhà ở tăng 2,05%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,98%; rượu bia tăng 1,83%; lương thực tăng 1,37%; thuốc hút tăng 1,19%; …

Tin, ảnh: KHÁNH DUY

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh