Bình Tân: 220ha khoai lang được chứng nhận VietGAP và sản xuất theo hướng IPM

05:04, 06/04/2022

Huyện Bình Tân có 220ha khoai lang được chứng nhận VietGAP và sản xuất theo hướng IPM, đã đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng cho 251ha khoai lang.

 

Huyện Bình Tân có 9/9 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Khoai lang được xác định là cây trồng chủ lực.
Huyện Bình Tân có 9/9 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Khoai lang được xác định là cây trồng chủ lực.

(VLO) Huyện Bình Tân có 220ha khoai lang được chứng nhận VietGAP và sản xuất theo hướng IPM, đã đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng cho 251ha khoai lang.

Huyện đã xây dựng vùng chuyên canh cây khoai lang, trồng tập trung tại các xã Thành Trung, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược, Thành Lợi, Tân An Thạnh và một phần của 3 xã Tân Bình, Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh với các giống khoai phổ biến là: Tím Nhật, trắng giấy, trắng sữa, bí đường xanh, Nhật cao sản…

Do thị trường xuất khẩu ưa chuộng giống khoai lang tím Nhật, vì vậy cơ cấu giống tập trung nhiều vào giống khoai này, chiếm khoảng 80% diện tích xuống giống, còn lại phân bố cho các giống khoai địa phương, những giống này chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước.

Đối với thị trường xuất khẩu, chủ yếu là xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc- chiếm 85%, một phần sản lượng khoai xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.

Việc khai thác thương hiệu đã được các công ty, doanh nghiệp và các hợp tác xã, chủ vựa khoai thu mua thực hiện với sản lượng trung bình từ 25.000- 29.000 tấn/tháng. Tại huyện Bình Tân và TX Bình Minh còn có hơn 40 điểm thu gom khoai lang.

Ông Nguyễn Văn Tập- Chủ tịch UBND huyện Bình Tân, cho biết: Huyện xác định khoai lang là cây trồng chủ lực để phát triển sản xuất, hình thành vùng chuyên canh, áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững, thực hiện liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Tin, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh