Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động đến hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 9 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm mạnh, đòi hỏi nhiều nỗ lực khôi phục sản xuất trong những tháng còn lại.
Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động đến hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 9 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm mạnh, đòi hỏi nhiều nỗ lực khôi phục sản xuất trong những tháng còn lại.
|
Lãnh đạo tỉnh đã có nhiều hoạt động khảo sát, lắng nghe doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: TRẦN PHƯỚC |
Sản xuất bị ảnh hưởng nặng
Số liệu từ cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 9 cho thấy, sản xuất công nghiệp trên địa bản tỉnh quý III/2021 chịu tác động mạnh bởi dịch COVID- 19, nhiều doanh nghiệp (DN) phải tạm ngừng hoạt động. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2021 giảm 4,53% so với cùng kỳ (trong đó quý III giảm đến 36,77%). Nhiều ngành sản xuất như khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo,… giảm mạnh.
Theo đánh giá của Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh, ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 khiến đa số DN bị gặp khó trong việc tiếp cận khách hàng và vấn đề người lao động. Trong các khu, tuyến công nghiệp hiện chỉ có 41 DN hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” và “2 tại chỗ- vùng xanh”. Nhưng việc kéo dài phương án “3 tại chỗ” dẫn đến tâm lý của người lao động có xu hướng không ổn định, chi phí thực hiện lớn, cơ sở vật chất, trang thiết bị mua sắm còn trở ngại, năng suất lao động không cao. Do đó, DN phải thu hẹp quy mô. Hiện tỷ lệ lao động đang làm việc chỉ đạt gần 28% so với tổng lao động toàn khu, tuyến công nghiệp.
Trong khi đó, công tác hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN đã được các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt và kịp thời hỗ trợ DN. Cụ thể, đã gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho 491 DN. Hệ thống các tổ chức tín dụng triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi, cho vay mới th
eo các gói tín dụng hỗ trợ; điều chỉnh giảm mức đóng bảo hiểm gửi đến các DN…
Nỗ lực khôi phục sản xuất
Ông Deng Mei Ying- đại diện Ban Giám đốc Công ty TNHH May mặc LEADER (Việt Nam) chia sẻ rằng chiến lược thực hiện “3 tại chỗ” hiện tại không bền vững về lâu dài, gây tốn kém đối với mỗi công ty, cùng với hàng loạt khó khăn khác. “Với việc đã mua nguyên liệu thô, trả lương tối thiểu và phải chịu chi phí vận tải hàng không và hủy hàng hóa thành phẩm, hầu hết các công ty buộc phải tuyên bố phá sản và đóng cửa, dẫn đến việc hàng chục ngàn công nhân mất việc”- ông Deng Mei Ying cho biết và đề xuất nhận được sự hỗ trợ của UBND tỉnh, trong đó sắp xếp cho tất cả người lao động được tiêm vắc xin ngừa COVID- 19 càng sớm càng tốt để công nhân trở lại làm việc.
Trong khi đó, bà Châu Tú Anh- Giám đốc Công ty TNHH Tân Thành MeKong chia sẻ, công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất nước uống đóng lon hơn 3,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, dịch COVID- 19 kéo dài đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ngừng trệ, thị phần giảm. “Do đó, thời gian tới rất cần sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành cũng như sự nỗ lực, cố gắng của bản thân DN để phục hồi sản xuất”- bà Tú Anh nói.
|
Nhiều doanh nghiệp quyết tâm sản xuất với phương án “3 tại chỗ”, “2 tại chỗ- vùng xanh” để ổn định sản xuất. |
Đại diện Ban Quản lý Các khu Công nghiệp tỉnh cho biết, thời gian tới cũng đề xuất với tỉnh kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số DN tạm ngừng hoạt động do tác động của dịch COVID-19. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người lao động tiêm mũi 1 và tiêm mũi thứ 2 cho người lao động đang làm việc tại các DN, đặc biệt là các DN thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “2 tại chỗ- vùng xanh” và các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới.
Ông Lữ Quang Ngời- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng trong những tháng còn lại của năm 2021, tỉnh vẫn duy trì “mục tiêu kép” một cách linh hoạt, duy trì ổn định kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh đối với DN bị ảnh hưởng dịch bệnh. Sớm chuẩn bị các điều kiện để các DN sản xuất, kinh doanh hoạt động trở lại khi dịch được kiểm soát.
|
Bài, ảnh: KHÁNH DUY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin