Trong đại dịch COVID-19, doanh nhân là người đứng đầu doanh nghiệp (DN) phải trực tiếp đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng họ luôn chắc tay lái đưa DN tiến tới vững vàng. Đồng thời, đội ngũ doanh nhân cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm đồng hành và chia sẻ với người dân, chính quyền địa phương trong các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyễn Văn Liệt đến thăm hoạt động sản xuất của DN khi dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 7/2021. Ảnh: TL |
(VLO) Trong đại dịch COVID-19, doanh nhân là người đứng đầu doanh nghiệp (DN) phải trực tiếp đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng họ luôn chắc tay lái đưa DN tiến tới vững vàng. Đồng thời, đội ngũ doanh nhân cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm đồng hành và chia sẻ với người dân, chính quyền địa phương trong các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội.
Trách nhiệm với cộng đồng
Nhiều DN cho rằng, hơn bao giờ hết, giai đoạn dịch bệnh chính là lúc DN cần thể hiện sự tiên phong, chia sẻ cùng cộng đồng nhiều nhất. Điều đó thể hiện bằng hành động cụ thể cùng địa phương chung tay phòng chống dịch COVID-19.
Là DN cung ứng mặt hàng lúa gạo, duy trì hoạt động ngay trong thời điểm dịch bùng phát “không nghỉ ngày nào”, ông Nguyễn Văn Thành- Giám đốc Công ty TNHH Phước Thành IV cho biết: “Công ty thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân viên, người lao động an tâm sản xuất và nâng cao ý thức phòng chống dịch”.
Sự đồng lòng, nỗ lực vì mục tiêu chung đã giúp DN từng bước vượt qua giai đoạn khó, duy trì việc làm 20- 50% lao động tùy thời điểm.
DN đồng hành cùng nông dân tiêu thụ lúa gạo, cung cấp nguồn hàng cho khách, đảm bảo chuỗi cung ứng liên tục; đồng thời, góp phần cùng địa phương an sinh xã hội.
Công ty đã hỗ trợ hơn 20 tấn gạo, trên 100 triệu đồng gửi đến các lực lượng làm nhiệm vụ tuyến đầu chống dịch, hỗ trợ hội đồng hương TP Hồ Chí Minh, túi an sinh cho người dân…
Ông Trần Văn Hoàng- Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Thiên Lộc (TP Vĩnh Long) cũng chia sẻ: Toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên hầu hết các công trình xây dựng đều tạm ngừng, DN tận dụng thời gian đó để sơn sửa nhà xưởng, bảo trì, vệ sinh máy móc… cũng là tạo việc làm giúp người lao động an tâm, gắn bó cùng công ty.
Với tinh thần chia sẻ, DN còn đóng góp tiền để hỗ trợ nhân viên một số chốt kiểm dịch yên tâm làm nhiệm vụ”.
Ông Nguyễn Tường Nam- Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long Bên cạnh các giải pháp chủ động thích ứng sản xuất trong giai đoạn “bình thường mới” của DN, chúng tôi mong muốn chính sách Nhà nước hỗ trợ cần kịp thời, nhanh chóng, đúng đối tượng, linh hoạt, bởi DN vừa hoạt động vừa phòng chống dịch cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần sự chia sẻ, đồng hành của chính quyền các cấp, các ngành. |
Trước khó khăn chung, các DN tự nguyện đóng góp, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Ông Nguyễn Tường Nam- Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ cho biết, ngoài các DN hỗ trợ riêng lẻ, Hội Doanh nhân trẻ còn tặng nhu yếu phẩm, vật tư y tế cho địa phương với hơn 1.000 bộ đồ bảo hộ.
Riêng Cơ sở sản xuất nước mắm Hồng Hương của ông Nguyễn Tường Nam cũng đã hỗ trợ trong và ngoài tỉnh, Gian hàng tự chọn 0 đồng, Siêu thị 0 đồng… với hơn 20.000 chai nước mắm, nước tương. Theo ông Nam, đây là những sản phẩm thiết yếu, gia đình nào cũng cần có.
Cũng là một trong những đơn vị tích cực đồng hành, hỗ trợ cùng địa phương phòng chống dịch, ông Phạm Hải Dương- Giám đốc Viettel Vĩnh Long, cho biết: Thời gian qua, Vietel đồng hành cung cấp miễn phí cho ngành y tế hệ thống phần mềm quản lý tiêm chủng và app Sổ Sức khỏe điện tử để giúp quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của tỉnh.
Hỗ trợ sim di động Viettel miễn phí cước gọi và data cho cán bộ y tế, phục vụ phòng chống dịch tại các khu cách ly, các trung tâm điều trị dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, đảm bảo cho Sở Y tế hệ thống thiết bị cầu truyền hình chuyên dụng (Polycom) và miễn phí nền tảng họp trực tuyến do Viettel xây dựng (MCU cloud); tài trợ Internet miễn phí tại các điểm tiêm chủng vắc xin và các điểm chốt dịch của tỉnh.
Lãnh đạo Công ty Viettel Vĩnh Long triển khai mạng cho khu cách ly tại Công ty TNHH Tỷ Xuân. |
Viettel còn đồng hành với ngành giáo dục, tiếp tục duy trì miễn phí mỗi trường ít nhất 1 đường truyền Internet băng thông rộng tốc độ cao, với tổng chi phí gần 150 triệu đồng/tháng. Từ đầu năm 2021, Viettel đã hỗ trợ miễn phí ngành giáo dục tỉnh hệ thống phần mềm dạy và học trực tuyến K12Online.
Vững bước đi tới
Dù đối mặt nhiều khó khăn, nhưng ông Nguyễn Văn Thành cho rằng: “Phước Thành IV rất may mắn vì không phải tạm dừng hoạt động. Đó là nhờ sự đồng lòng của toàn thể lãnh đạo và công nhân công ty thực hiện nghiêm phương án sản xuất từ “3 tại chỗ”, đến “2 tại chỗ- 1 vùng xanh”.
Song song việc tổ chức sản xuất an toàn, theo ông Thành, quan trọng là DN phải chuẩn bị tâm lý, phương án “sống chung với dịch”.
Đây là nhiệm vụ rất khó, cần nhiều giải pháp tích hợp như tiêm vắc xin cho người lao động, đảm bảo các biện pháp sản xuất an toàn phòng dịch...
Theo nhiều DN, sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh là điều khó khăn, tuy nhiên vẫn có cơ hội rất lớn nếu DN biết nắm bắt.
Sản phẩm của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hỗ trợ người dân khó khăn. |
Ông Phạm Hải Dương cho rằng: các DN đang trong quá trình thay đổi từ mô hình DN truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
“Viettel là DN có thế mạnh về lĩnh vực này nên chúng tôi sẽ tập trung khai thác trong thời gian tới bù lại các dịch vụ truyền thống bị ảnh hưởng. Điều quan trọng nữa là trong suy nghĩ mỗi cán bộ công nhân viên Viettel luôn xác định trong khó khăn có cơ hội”- ông Dương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Tường Nam cho rằng: “Nhìn chung, thời gian qua, nhiều DN đã có cách xoay trở, cách làm hay, linh hoạt để lưu thông hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong dịch bệnh phức tạp. Cùng kênh truyền thống, các DN đều có kênh bán hàng online song song.
Hơn nữa, sự liên kết, chia sẻ giữa các DN, đồng thời mở rộng đối tác đa dạng trong chuỗi sản xuất. Từ khó khăn của dịch bệnh, đòi hỏi DN phải có chiến lược phát triển thích ứng tốt hơn.
Cũng như cần tính toán giải pháp dự trữ nguồn lực cho DN về nguyên liệu, hàng hóa, nhất là dòng tiền cân đối tỷ lệ đầu tư, tích lũy để phòng ngừa rủi ro”- ông Nam nói.
Đó cũng là kinh nghiệm của nhiều doanh nhân trong giai đoạn hiện nay. Để đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, đòi hỏi DN cần phát huy hơn nữa sản xuất an toàn và an toàn để sản xuất tốt, giữ vững sao cho mỗi DN như một pháo đài chống dịch, mỗi công nhân, người lao động như một chiến sĩ trong phòng chống dịch.
Ông Phạm Hải Dương- Giám đốc Viettel Vĩnh Long Hiện nay, Viettel đang tiên phong kiến tạo xã hội số, tập trung vào lĩnh vực phát triển hạ tầng số, thanh toán số, nội dung số, an ninh mạng, phát triển các giải pháp nhằm xây dựng y tế thông minh, giáo dục thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh và Chính phủ điện tử. Trách nhiệm của DN lớn đến đâu thì quy mô, tầm vóc của DN sẽ lớn tới đó. Trách nhiệm với đất nước, với dân tộc thì tầm vóc của DN ấy sẽ ở quy mô quốc gia; xác định trách nhiệm của mình với nhân loại, tầm vóc DN ấy sẽ ở quy mô toàn cầu. Triết lý kinh doanh của Viettel là “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”, bởi vậy, mọi quyết định của chúng tôi đều dựa trên góc nhìn bổn phận và trách nhiệm với xã hội. |
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC- THẢO LY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin