Theo Giám đốc Sở Công thương Phạm Tứ Phương, thực hiện chủ trương tổ đi chợ thay dân, các huyện- thị- thành đều triển khai thực hiện và đã thành lập 1.690 tổ với gần 7.600 thành viên.
Theo Giám đốc Sở Công thương Phạm Tứ Phương, thực hiện chủ trương tổ đi chợ thay dân, các huyện- thị- thành đều triển khai thực hiện và đã thành lập 1.690 tổ với gần 7.600 thành viên.
Trong đó, nhiều nhất là Vũng Liêm có 514 tổ với trên 2.500 thành viên, Tam Bình có 372 tổ với gần 1.300 thành viên, Long Hồ 214 tổ với gần 900 thành viên, Trà Ôn 149 tổ với trên 730 thành viên,… Các tổ đi chợ thay đến chợ để mua hàng hóa thiết yếu cung cấp theo yêu cầu của người dân. Hàng hóa tại các chợ đa dạng, lượng hàng hóa thiết yếu tại các hệ thống phân phối, các chợ đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân; không xảy ra hiện tượng tranh mua hàng hóa, sốt giá hay tăng giá đột biến.
Tuy nhiên, việc thực hiện tổ đi chợ thay dân cũng gặp một số khó khăn. Cụ thể, vẫn còn tình trạng người dân, cán bộ công chức, nhân viên các cơ quan đi mua hàng hóa tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Tổ đi chợ thay dân khi vào các chợ mua không đồng đều tại các hộ tiểu thương nên một số hộ tiểu thương phản ánh không bán được. Các địa phương trong quá trình làm phiếu mua hàng có nơi làm tốt, có nơi chưa cụ thể danh mục hàng hóa cần mua nên tổ đi chợ thay khó tổng hợp,…
Thời gian tới, sở đề nghị địa phương cần có định hướng kịp thời cho ban quản lý chợ, tiểu thương chuẩn bị hàng hóa bán tại chợ để cung cấp theo đơn hàng tránh tình trạng tồn đọng hàng hóa, gây thiệt hại cho tiểu thương. Các tổ đi chợ thay mua hàng và giao hàng cho người dân phải đảm bảo công khai, minh bạch để tạo sự đồng thuận; cần thực hiện hài hòa giữa các tiểu thương trong chợ, tránh tình trạng chỉ tập trung mua hàng hóa một vài hộ tiểu thương nhằm hỗ trợ các tiểu thương tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống như thịt, rau củ, quả,..
THẢO NGUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin