Nỗ lực đưa tín dụng vào sản xuất kinh doanh

05:03, 10/03/2021

 Trong năm 2021, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm, đồng thời thực hiện các giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

 

Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

(VLO) Trong năm 2021, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm, đồng thời thực hiện các giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Thi đua cùng vượt khó

Trong năm 2020, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Vĩnh Long, tuy tình hình kinh tế- xã hội khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhưng hoạt động NH duy trì được sự ổn định.

Bên cạnh, công tác triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được thực hiện quyết liệt, nhanh chóng và đã hỗ trợ kịp thời cho khách hàng trong giai đoạn khó khăn.

Theo đánh giá của các TCTD, năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng bị ảnh hưởng rõ rệt khi nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp, người dân thấp. Nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp trên địa bàn vượt qua giai đoạn khó khăn, các NHTM tiếp tục triển khai các gói tín dụng với lãi suất cho vay mới thấp hơn từ 0,5-2%/năm so với mặt bằng lãi suất cho vay thông thường.

Bên cạnh, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Các TCTD thực hiện đúng quy định về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới năm 2020…

Thực hiện công tác thi đua năm 2020, Khối các NH đã ký kết giao ước thi đua phấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

Theo đánh giá của Khối thi đua 1, mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm hỗ trợ tích vực cho khách hàng vay vốn.

Các TCTD trên địa bàn thực hiện đúng các quy định đối với 3 lần điều chỉnh giảm các lãi suất điều hành của NHNN, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn.

Trong đó, ngoài thực hiện điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND 1,5%/năm các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của NHNN, các TCTD cũng chủ động giảm lãi suất cho vay một số đối tượng theo các lĩnh vực theo các gói tín dụng.

Hơn nữa, cùng với việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chung, theo Khối thi đua 2, các TCTD thực hiện các giải pháp giảm phí, khuyến khích khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện các dịch vụ NH điện tử, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội và hạn chế giao tiếp do COVID-19.

Đồng thời, tăng cường cảnh giác các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm, giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ATM/POS hoạt động an toàn, thông suốt. Tổng số món ước đạt 2,2 triệu, giá trị thanh toán đạt 26.000 tỷ đồng.

Tăng trưởng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế

Năm 2021, theo nhận định của ngành NH, kế hoạch tăng trưởng kinh tế của tỉnh dự kiến tăng 5,5% so với năm 2020, dự báo lạm phát sẽ được kiểm soát khoảng 4%, lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn, sản xuất công nghiệp trên địa bàn từng bước phục hồi và phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi cho ngành NH.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro và thách thức ảnh hưởng đến hoạt động NH như: xâm nhập mặn dự báo sẽ đến sớm, độ mặn cao, tình hình dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nên tiềm ẩn sự gia tăng nợ xấu, sự chuyển dịch dòng tiền gửi NH sang các lĩnh vực đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng… do lãi suất huy động giảm.

Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin đang đặt ra thách thức đối với hoạt động thanh toán và công nghệ trong lĩnh vực NH.

Do đó, các Khối thi đua NH tích cực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, có giải pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt.

Thực hiện các giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh kịp thời triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của NHNN và ngành cấp trên về hoạt động tiền tệ, tín dụng và NH; các TCTD đề ra những nhiệm vụ cụ thể.

Trong đó, đảm bảo đủ nguồn vốn với chi phí hợp lý, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, xây dựng nông thôn mới; các chương trình, gói tín dụng ưu đãi.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19... Thực hiện tốt các chính sách tín dụng, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả.

Tăng cường đưa nguồn vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, góp phần nâng cao tăng trưởng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh.

Các TCTD chú trọng phối hợp triển khai chính sách tín dụng, dịch vụ NH phù hợp với các khâu đột phá và lĩnh vực phát triển trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021- 2025, góp phần cùng địa phương thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Đến cuối năm 2020, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,5%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến: ngắn hạn 6- 9%/năm, trung dài hạn 9- 10%/năm. Dư nợ cho vay đến 31/12/2020 đạt 34.136 tỷ đồng, tăng 5.620 tỷ đồng (+19,71%) so với năm 2019.

Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh