Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, 9 tháng qua, tình hình tái đàn heo diễn biến chậm và thận trọng tại các cơ sở chăn nuôi. Toàn tỉnh chỉ có 453 cơ sở tái đàn heo với tổng số gần 26.000 con. Trong đó: trang trại FDI có 14 lượt tái đàn với 14.750 con (chiếm 56,7%); 439 hộ chăn nuôi tái đàn với trên 11.200 con (43,3%).
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, 9 tháng qua, tình hình tái đàn heo diễn biến chậm và thận trọng tại các cơ sở chăn nuôi. Toàn tỉnh chỉ có 453 cơ sở tái đàn heo với tổng số gần 26.000 con. Trong đó: trang trại FDI có 14 lượt tái đàn với 14.750 con (chiếm 56,7%); 439 hộ chăn nuôi tái đàn với trên 11.200 con (43,3%).
Nguyên nhân tái đàn chậm là do bệnh dịch tả heo Châu Phi còn diễn biến phức tạp, đặc biệt vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Hầu hết các ổ dịch có nguy cơ tái phát dịch rất cao nếu không thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong điều kiện không có vắc xin phòng bệnh.
Trong khi đó, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không còn khả năng tái đầu tư khi bị thiệt hại do dịch, thời gian dài không thể sản xuất chăn nuôi. Bên cạnh đó, nguồn cung cấp con giống rất hạn chế do số lượng heo nái giảm mạnh sau dịch.
Người chăn nuôi tái đàn chủ yếu mua con giống của các công ty như Japfa, Greenfeed, CP, CJ, nhưng nguồn cung không đáng kể; kèm theo chi phí đầu tư con giống cao (khoảng 3- 3,2 triệu đồng/con 6,5- 7kg); giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, giá thuốc thú y cũng tăng.
Hiện ước tính đàn heo của tỉnh có trên 220.100 con, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng ước đạt gần 36.500 tấn.
THẢO NGUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin