Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành việc xây dựng logo, slogan du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương… Đến năm 2030, hoàn thành và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả các công trình trọng điểm phục vụ phát triển du lịch của tỉnh; lượng khách du lịch giai đoạn 2026- 2030 tiếp tục duy trì tăng trung bình 10 %/năm, doanh thu tăng bình quân 30 %/năm.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành việc xây dựng logo, slogan du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương…
Đến năm 2030, hoàn thành và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả các công trình trọng điểm phục vụ phát triển du lịch của tỉnh; lượng khách du lịch giai đoạn 2026- 2030 tiếp tục duy trì tăng trung bình 10 %/năm, doanh thu tăng bình quân 30 %/năm.
Để thực hiện các mục tiêu chủ yếu, kế hoạch đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch và phát triển các vùng dịch vụ, du lịch trọng điểm, xây dựng loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn gắn với các homestay, du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng; thưởng ngoạn cảnh quan dọc tuyến sông kinh rạch, trải nghiệm chế biến ẩm thực, bắt ốc, bắt cua, hái rau, hái trái cây, câu cá và thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian theo nhu cầu.
Về chương trình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, thiết kế thành 3 chương trình phối hợp, tuyến sông Hậu gồm: Bình Minh- Trà Ôn- Tam Bình; Tuyến sông Tiền gồm Vĩnh Long- Vũng Liêm- cù lao Dài- làng gốm; Tuyến Cái Bè- Vĩnh Long- cù lao An Bình- sông Long Hồ. Hình thành tuyến du lịch Những nẻo đường phù sa: TP Hồ Chí Minh- Long An (Happy Land)-Tiền Giang (cù lao Tân Phong)- Vĩnh Long (Đệ Nhất Homestay)- Cần Thơ (Chợ nổi Cái Răng)- Hậu Giang (Thanh Bình miệt vườn)- Sóc Trăng (Nét đẹp Văn hóa Khmer)- Bạc Liêu (Ngắm cánh đồng điện gió)- Cà Mau (Chinh phục cực Nam Tổ quốc).
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin