Sở hữu quỹ đất "sạch" dồi dào, sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, pháp lý minh bạch và chi phí đất khá mềm so với các tỉnh- thành khác thị trường, bất động sản miền Tây Nam Bộ trở thành thị trường tiềm năng của giới đầu tư.
Sở hữu quỹ đất “sạch” dồi dào, sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, pháp lý minh bạch và chi phí đất khá mềm so với các tỉnh- thành khác thị trường, bất động sản miền Tây Nam Bộ trở thành thị trường tiềm năng của giới đầu tư.
Cú hích của thị trường bất động sản miền Tây Nam Bộ
Hạ tầng giao thông chính là yếu tố then chốt quyết định tiềm năng của bất động sản. Trong những năm gần đây, hạ tầng miền Tây Nam bộ nhận được sự quan tâm, đầu tư từ Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng và phát triển kinh tế- xã hội.
Hàng loạt dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận, Mỹ Thuận- Cần Thơ, cầu Đại Ngãi… dự kiến sau khi đi vào hoàn thành năm 2021 sẽ tạo ra một trục cao tốc hoàn chỉnh, giúp tuyến giao thông đường bộ của Tây Nam Bộ gần như kết nối hoàn toàn, không còn cách trở “lụy phà”. Nhờ đó, vận tải hàng hóa và hành khách được không chỉ thông tuyến từ TP Hồ Chí Minh tới Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, mà xa hơn nữa về tới Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu.
Cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận là tuyến đường huyết mạch góp phần thúc đấy phát triển kinh tế- xã hội ĐBSCL |
Cần Thơ nằm trong top 5 thành phố trực thuộc trung ương, có dân số đứng thứ 4 cả nước và là đầu mối giao thông quan trọng tại khu vực. Chính vì vậy, TP Cần Thơ trở thành điểm sáng của ĐBSCL và được mệnh danh là “Tây Đô”. Việc đầu tư xây dựng đường đường cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng và cao tốc Hà Tiên- Rạch Giá- Bạc Liêu là 2 dự án trọng điểm, mang tính cấp thiết giúp kết nối, phát triển kinh tế - xã hội cho vùng ĐBSCL; đồng thời tạo liên kết vùng và giải tỏa áp lực giao thông khu vực này.
Sự xuất hiện của các công trình giao thông góp phần mang đến diện mạo khang trang hơn cho kiến trúc và cảnh quan của đô thị tỉnh lỵ, thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh thành miền Tây và là “cú hích” tạo đà cho sự phát triển của thị trường bất động sản Tây Nam Bộ.
Miền Tây Nam Bộ - Vùng đất vàng của giới đầu tư
Tại hội thảo định hướng cơ hội đầu tư, Giáo sư Đặng Hùng Võ- Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường nhận định: “ĐBSCL chính là điểm sáng mới của bất động sản với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1,3 đến 1,5 lần và nguồn cung mới đa dạng, được đầu tư bài bản”. Bên cạnh yếu tố hạ tầng thì nơi đây cũng được xem là điểm đến hấp dẫn và là vùng đất đầy hứa hẹn cho giới đầu tư nhờ môi trường minh bạch, thông thoáng.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2020, qua đó ghi nhận số lượng dự án nhà ở được cấp phép tăng mạnh. Về giá bán, qua thống kê từ các địa phương cho thấy, giá bán nhà ở trên thị trường không có xu hướng giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019. Đây là những điều kiện tiên quyết “chắp cánh” cho thị trường bất động sản miền Tây Nam Bộ ngày càng trở nên sôi động và là mảnh đất đầy “hứa hẹn” của giới đầu tư.
Là trung tâm khu vực ĐBSCL và được đầu tư mạnh trong những năm qua, Cần Thơ đang lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư. Đây là thành phố hội tụ nhiều yếu tố về kinh tế, văn hóa, giáo dục... thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
BĐS Cần Thơ trở thành thị trường tiềm năng của giới đầu tư |
Theo khảo sát, giá đất tại Cần Thơ đầu năm 2020 đã tăng 20- 30% so với cùng kỳ năm 2019, tập trung chủ yếu ở các sản phẩm nhà đất. Nếu giá đất ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Nha Trang,… nằm ở mức 50- 60 triệu đồng/m2 thì tại Cần Thơ, mức giá vẫn khá tốt, chỉ tầm 20- 30 triệu đồng/m2.
Tận dụng lợi thế từ hạ tầng, nhiều ông lớn có tên tuổi trên thị trường như: VinGroup, Novaland, FLC, LDG Group… đều đã ghi dấu tại thị trường Cần Thơ với các dự án quy mô lớn tạo nên bức tranh sôi động cho thành phố trung tâm thủ phủ miền Tây. Các doanh nghiệp xây dựng các khu đô thị bài bản với nhiều tiện ích cao cấp, phân khúc đa dạng từ nhà phố liền kề, shopphouse, căn hộ cho tới đất nền.
Thực tế giá trị bất động sản khu vực Tây Nam Bộ đã cho thấy sức hấp dẫn rõ rệt từ cuối năm 2018 khi hàng loạt dự án đất nền - nhà phố, bất động sản khu công nghiệp và tiệm cận khu công nghiệp tại các tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng đang có số lượng giao dịch vượt dự kiến. Theo chuyên gia nhận định, Bất động sản miền Tây Nam Bộ nói chung và TP Cần Thơ nói riêng được đánh giá sẽ có nhiều bước đột phá trong tương lai, trở thành thị trường tiềm năng của giới đầu tư.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin