Do các hoạt động sản xuất lương thực vẫn được duy trì trong suốt cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, thị trường nông sản đang đối mặt với nguy cơ dư thừa nguồn dự trữ và sẽ tác động tiêu cực đến giá cả.
Do các hoạt động sản xuất lương thực vẫn được duy trì trong suốt cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, thị trường nông sản đang đối mặt với nguy cơ dư thừa nguồn dự trữ và sẽ tác động tiêu cực đến giá cả.
Các mặt hàng nông sản gặp nhiều bấp bênh về giá cả do COVID-19. (Ảnh: Getty) |
Một đòn giáng mạnh đối với việc tiêu thụ thực phẩm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể dẫn tới "cú sốc thị trường" đối với giá nông sản.
Đây là cảnh báo được Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cùng Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra ngày 16/7.
Theo hai tổ chức trên, do các hoạt động sản xuất lương thực vẫn được duy trì trong suốt cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, thị trường nông sản đang đối mặt với nguy cơ dư thừa nguồn cung, từ đó sẽ tác động tới khía cạnh giá cả.
Hai tổ chức này cảnh báo những cú sốc kinh tế vĩ mô do đại dịch COVID-19 gây ra có thể tạo ra nhiều sức ép khiến giá thành các mặt hàng nông sản giảm mạnh.
Điều này có thể kéo theo những hệ quả của "một cú sốc thị trường đáng kể trong lịch sử." Trong đó, tác động đối với dầu thực vật và các sản phẩm từ động vật sẽ lớn hơn so với các cây trồng chủ lực như lúa gạo và lúa mì.
Những dự báo trên nằm trong nội dung dự báo thường niên về triển vọng nông nghiệp 10 năm do FAO và OECD công bố. Dự báo đánh dấu phân tích đầu tiên của hai tổ chức này về hậu quả tiềm tàng của dịch COVID-19 đối với các thị trường nông sản.
Đại dịch COVID-19 đã khiến ngành dịch vụ kinh doanh thực phẩm trên toàn cầu bị tê liệt, làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, từ đó khiến các mặt hàng nông sản trượt giá. Đặc biệt, giá ngô Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Trong một phát biểu trực tuyến, Tổng thư ký OECD Angel Gurria đánh giá các thị trường đã làm rất tốt để vượt qua cú sốc ban đầu. Giá cả một số mặt hàng đã nhích lên trong những tuần gần đây, nhờ những động thái nới lỏng lệnh phong tỏa của nhiều chính phủ trên thế giới.
FAO và OECD dự báo trong ngắn hạn, triển vọng giá nông sản vẫn tương đối bấp bênh do đại dịch COVID-19. Theo đó, giá thành các mặt hàng này sẽ dần trở lại kịch bản ban đầu theo dự đoán, nghĩa là sẽ giảm nhẹ trong giai đoạn 2020-2029.
Mặc dù vậy, năng suất cao hơn sẽ đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao do dân số tăng, đồng thời giúp bình ổn giá cả toàn cầu./.
Ngành kinh doanh ăn uống bị tê liệt do dịch COVID-19. (Ảnh: The Star) |
Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin