Theo Bộ Y tế, các bệnh gia tăng có liên quan đến sự thay đổi của khí hậu như bệnh về hô hấp, viêm gan B, chứng phong thấp, thương hàn, dịch tả, bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
Theo Bộ Y tế, các bệnh gia tăng có liên quan đến sự thay đổi của khí hậu như bệnh về hô hấp, viêm gan B, chứng phong thấp, thương hàn, dịch tả, bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
Trong đó, vào mùa mưa lũ, nhiều loài vi sinh vật từ đất, bụi, rác theo dòng nước hòa với nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột (tiêu chảy), đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm…
Mùa mưa bão đang về, không ít khu vực đô thị thường bị ngập khi mưa lớn, triều cường. Theo đó, khi cống rãnh bị ngập- chuột bọ mất chỗ ở nên chạy vào nhà dân, mang theo phân, nước tiểu bẩn và những mầm bệnh dưới cống như ghẻ, lở loét… có thể lây sang người.
Do đó, ngành chức năng cần tăng cường các giải pháp giảm ngập, vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Về phía người dân, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cụ thể, cần ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Bên cạnh, làm sạch dụng cụ chứa nước, khử khuẩn nước sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt. Cùng với đó, cần vệ sinh môi trường sống theo nguyên tắc “nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó”; tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật chết; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Đồng thời, cần diệt chuột; tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết…
Đặc biệt, cần vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày; thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn… để phòng bệnh.
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin