Xây dựng thương hiệu cho nông sản, đặc sản địa phương là câu chuyện vô cùng quan trọng. Thông qua đó, đặc sản địa phương được nâng tầm và có địa chỉ chỉ dẫn rõ ràng.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản, đặc sản địa phương là câu chuyện vô cùng quan trọng. Thông qua đó, đặc sản địa phương được nâng tầm và có địa chỉ chỉ dẫn rõ ràng.
Mới đây, Hai Lúa tui được nghe về chuyện xây dựng thương hiệu di sản văn hóa phi vật thể cho nghề ba khía muối ở xứ Cà Mau, là một cách làm quá hay.
Như vậy, vấn đề kinh tế được tăng thêm hàm lượng văn hóa giúp cho uy tín đặc sản và làng nghề càng được đề cao. Qua đó, người tiêu dùng trong nước sẽ càng hiểu rõ hơn tính đặc sắc của một sản vật địa phương.
Bao nhiêu năm ăn con ba khía, nhưng Hai Lúa tui cũng chưa hiểu rõ về những câu chuyện hay về một món ngon gắn liền với vùng rừng ngập mặn nơi cuối trời phương Nam.
Nghe người dân làm nghề ở đây phân biệt được con ba khía gạch vàng, con ba khía gạch xanh và vì sao có những loại ba khía như vậy.
Rồi tới cách khai thác của người xưa, cũng như cách chế biến đã được thay đổi nhiều qua từng thời kỳ khác nhau. Cách phân biệt con ba khía ngon và con ba khía muối chưa đạt...
Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc khai thác sản vật địa phương cho đến việc đưa những thành quả lao động của bà con ra tới thị trường tiêu thụ, cần được xem là những di sản văn hóa đã được tiếp nối trao truyền qua nhiều thế hệ.
Quá trình này, có sự tích lũy kinh nghiệm của lớp người đi trước và có sự biến đổi, cải biến của thế hệ sau, có ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật thời hiện đại. Chính yếu tố văn hóa trong thành quả lao động, hoạt động nông nghiệp sẽ góp phần định danh và tạo nên sự khác biệt, tầm vóc uy tín của thương hiệu.
Câu chuyện công nhận di sản văn hóa phi vật thể cho con ba khía muối, cũng là một phần trong sứ mệnh chung là bảo tồn di sản văn hóa nông nghiệp của xứ đồng bằng mình. Câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa thật sự không hề nhỏ chút nào.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin