Thị trường xuất khẩu cá tra khó khăn do dịch COVID-19

06:05, 13/05/2020

Tại hội nghị "Bàn về tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra trong bối cảnh COVID-19", Bộ Nông nghiệp- PTNT phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2019, đưa ra một số định hướng, giải pháp phát triển cá tra trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh ngành hàng cá tra bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Tại hội nghị “Bàn về tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra trong bối cảnh COVID-19”, Bộ Nông nghiệp- PTNT phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2019, đưa ra một số định hướng, giải pháp phát triển cá tra trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh ngành hàng cá tra bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Hiện giá thành sản xuất cá tra lên đến 21.000- 22.000 đ/kg.
Hiện giá thành sản xuất cá tra lên đến 21.000- 22.000 đ/kg.

Năm 2019, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi sản lượng cá tra nuôi tăng nhanh từ năm 2018 dẫn đến dư nguồn cung, làm giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh.

Giá xuất khẩu giảm mạnh tại tất cả thị trường, giá nguyên- nhiên- vật liệu tăng, thị trường bị biến động do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung…

Tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 đạt 6.205ha (tăng 15% so với năm 2018), sản lượng đạt 1,72 triệu tấn (tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2018), kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD (giảm 11,4% so với năm 2018).

Do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu cá tra tại các thị trường như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, một số quốc gia thuộc cộng đồng Châu Âu (EU) hay Hàn Quốc… đây cũng là những thị trường lớn và trọng điểm của xuất khẩu cá tra.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp- PTNT), đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sụt giảm mạnh ở một số thị trường
trọng điểm.

Cụ thể, trong quý I/2020, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 48% so với cùng kỳ; sang EU giảm 47,3% và sang Mỹ giảm 19,8%...

Việc xuất khẩu cá tra sụt giảm không chỉ khiến doanh nghiệp gặp khó, mà còn làm giá cá nguyên liệu trong nước giảm mạnh, hiện chỉ còn 18.500- 19.000 đ/kg, trong khi giá thành sản xuất lên đến 21.000- 22.000 đ/kg.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho rằng, đại dịch COVID-19 đã tạo ra những tác động hết sức nặng nề đối với ngành cá tra, cả về sản xuất, chế biến lẫn xuất khẩu.

Theo đó, với những đơn hàng xuất khẩu đã ký của doanh nghiệp, có 20- 40% số đơn hàng bị đối tác nhập khẩu yêu cầu hoãn và hủy, chủ yếu là ở EU và Trung Quốc.

Dù đối mặt với rất nhiều thách thức, nhưng theo Tổng cục Thủy sản, những gián đoạn trong chuỗi cung ứng chỉ mang tính nhất thời và dự báo ngành cá tra sẽ hoàn toàn phục hồi từ quý III/2020. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối tháng 5/2020.

Ông Nguyễn Xuân Cường- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT, nhận định trước mắt cần khôi phục nhanh thị trường Trung Quốc, nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho hiện nay. Đánh giá lại thị trường tiêu thụ tiềm năng như Mỹ, Châu Âu,… để có hướng điều chỉnh phù hợp cho năm 2021 và lâu dài. Các thị trường Nhật Bản, ASEAN có sức tiêu thụ rất lớn thì phải tiếp cận sâu hơn.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh chất lượng ngành cá, cải thiện chất lượng con giống… Hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường mới, xây dựng kênh phân phối thị trường nội địa.

Đến tháng 4/2020, toàn tỉnh Vĩnh Long có hơn 2.033ha nuôi thả thủy sản, giảm 5,85% so với cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra công nghiệp 314ha, giảm 11,68% và 1.721 lồng bè nuôi cá, tăng 24 chiếc so với cùng kỳ, trong đó đang thả nuôi 1.187 chiếc, tăng 51 chiếc. Ước sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác 4 tháng năm 2020 trên 35.841 tấn, giảm 2,14% so với cùng kỳ.

Bài, ảnh: LÝ AN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh