Hiện phần lớn nông dân đã thu hoạch xong và bán hết lúa Đông Xuân. Trong khi đó, trà lúa Hè Thu sớm còn khoảng 1 tháng nữa mới bước vào thu hoạch, nhưng tại một số địa phương thời điểm này đã có thương lái vào tận đồng để đặt cọc, thu mua.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về vấn đề xuất khẩu gạo với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh vùng ĐBSCL- vựa lúa của cả nước mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về phương án điều hành xuất khẩu gạo trở lại từ ngày 1/5/2020.
Đồng thời, yêu cầu bộ này chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp- PTNT, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chỉ đạo tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu gạo trong tháng 5, 6 và các tháng tiếp theo, bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp và người dân trồng lúa ở ĐBSCL phấn khởi.
Và càng phấn hơn khi ghi nhận thị trường những ngày qua giá lúa bắt đầu tăng nhẹ. Thương lái mua lúa khô, các giống có đạt chất lượng xuất khẩu từ 6.000- 6.500 đ/kg, tăng từ 200- 400 đ/kg so với hồi cuối tháng 4.
Hiện phần lớn nông dân đã thu hoạch xong và bán hết lúa Đông Xuân. Trong khi đó, trà lúa Hè Thu sớm còn khoảng 1 tháng nữa mới bước vào thu hoạch, nhưng tại một số địa phương thời điểm này đã có thương lái vào tận đồng để đặt cọc, thu mua.
Hiện toàn vùng ĐBSCL đã xuống giống hơn 750.000ha lúa Hè Thu, dự kiến sẽ đạt sản lượng 8,7 triệu tấn lúa. Trong đó, sẽ có khoảng 2,3- 2,4 triệu tấn gạo hàng hóa cung ứng cho xuất khẩu.
Các chuyên gia lúa gạo cho rằng, việc Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại là niềm vui đối với các doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhiều bên liên quan trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, mà cụ thể là giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục triển khai các đơn hàng có giá trị cao, theo đó giá thu mua lúa cũng tăng lên, giúp nông dân tăng lợi nhuận, tái đầu tư sản xuất cho những vụ sau.
NGUYỄN HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin