Ngành cá tra thoi thóp

02:05, 22/05/2020

Giá cá tra nguyên liệu đã sụt giảm từ giữa năm 2019 kéo dài đến tận hôm nay khiến người nuôi lỗ từ 3.000- 5.000 đ/kg. Có rất nhiều hộ đã "treo ao" bởi không còn khả năng cầm cự. Trong khi dịch COVID-19 ở nhiều nước còn phức tạp nên việc xuất khẩu ì ạch. Nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến đang "tồn" lượng lớn cá tra mà chưa thể xuất được.

Giá cá tra nguyên liệu đã sụt giảm từ giữa năm 2019 kéo dài đến tận hôm nay khiến người nuôi lỗ từ 3.000- 5.000 đ/kg. Có rất nhiều hộ đã “treo ao” bởi không còn khả năng cầm cự. Trong khi dịch COVID-19 ở nhiều nước còn phức tạp nên việc xuất khẩu ì ạch. Nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến đang “tồn” lượng lớn cá tra mà chưa thể xuất được.

Tổng cục Thủy sản cho biết, 4 tháng đầu năm 2020, diện tích thả nuôi cá tra ở ĐBSCL đạt gần 3.907ha, bằng 95,43% so cùng kỳ; sản lượng ước đạt 322.364 tấn, bằng 88,15%.

Đối với xuất khẩu, tính đến hết tháng 3/2020, các DN chỉ xuất khẩu đạt 334 triệu USD, giảm tới 29,3% so cùng kỳ. Giá cá tra thương phẩm hiện chỉ còn khoảng 18.000- 19.000 đ/kg, thấp hơn nhiều so giá thành nuôi.

Một DN ngành cá tra chia sẻ: “Rất nhiều DN đang trong giai đoạn khó từ trong nước lẫn xuất khẩu”, nhưng phần lớn vẫn nỗ lực duy trì nhằm giải quyết việc làm cho hàng ngàn công nhân. Song, nếu thị trường xuất khẩu còn ảm đạm kéo dài thì khó cầm cự.

Một trong những giải pháp trước mắt hiện nay là giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho của các DN, bởi tới đây sẽ có nhiều diện tích cá tra tiếp tục thu hoạch. Đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa nhằm giảm áp lực cho xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp- PTNT đang xúc tiến khôi phục lại các thị trường truyền thống cũng như mở rộng thị trường mới. Khả năng tháng 5 và tháng 6 tới, có thể xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc.

Từ tháng 6, tháng 7 trở đi có thể tiếp cận, khôi phục lại thị trường Châu Âu; đồng thời, sẽ có chương trình đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga trong thời gian tới.

NGUYỄN HOÀNG

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh