Chương trình khởi nghiệp (KN) năm qua đạt nhiều kết quả tích cực, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong hệ thống chính trị; khơi dậy bản lĩnh, sự tự tin, ý tưởng sáng tạo trong giới thanh niên, học sinh, các tầng lớp nhân dân… Song, nhiều nhận định cũng cho rằng "chỉ dừng lại ở những phong trào" mà chưa có "hậu" KN.
Chương trình khởi nghiệp (KN) năm qua đạt nhiều kết quả tích cực, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong hệ thống chính trị; khơi dậy bản lĩnh, sự tự tin, ý tưởng sáng tạo trong giới thanh niên, học sinh, các tầng lớp nhân dân… Song, nhiều nhận định cũng cho rằng “chỉ dừng lại ở những phong trào” mà chưa có “hậu” KN.
Anh Nguyễn Thanh Việt- khởi nghiệp từ khoai lang, hiện sản phẩm rất được thị trường ưa chuộng. |
Chưa nhiều dự án vươn xa
Ngoài kết quả tuyên truyền, đào tạo, tập huấn… thì chương trình KN năm 2019 đọng lại nhất có lẽ là cuộc thi ý tưởng sáng tạo KN.
Bởi đó là sân chơi thu hút đông đảo sinh viên, học sinh tham gia giao lưu, học hỏi và qua đó phát hiện nhiều ý tưởng mới, mô hình sản xuất, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh. BTC đã trao giải nhất, nhì và ba cho 2 nhóm ý tưởng và nhóm dự án KN trong 21 hồ sơ cá nhân và 10 hồ sơ tập thể dự thi.
Sở Khoa học- Công nghệ đã thực hiện hướng dẫn 26 đơn hướng dẫn đăng ký sở hữu công nghiệp, trong đó có 11 đơn vị đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; đồng thời trình UBND tỉnh phê duyệt 4 đề tài, dự án có liên quan đến xây dựng hệ sinh thái KN đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển thương hiệu doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng hợp tác xã kiểu mới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội đồng Tư vấn KN vẫn còn những hạn chế, công tác phối hợp thực hiện chương trình “chưa có tiếng nói chung”; ngân sách nhà nước bố trí thực hiện còn hạn hẹp; chưa tổ chức cho những cá nhân có ý tưởng hoài bão, có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả thiết thực.
Ông Nguyễn Văn Giới- Phó Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ cho rằng hiện đội ngũ nhân sự xây dựng kế hoạch và thực thi nội dung về chương trình KN chưa nhiều kinh nghiệm, không gian làm việc chung, chất lượng chương trình đào tạo KN chưa cao.
Từ đó, dẫn đến chưa nhiều dự án được tái cấp vốn, hệ sinh thái KN chưa phát triển mạnh mẽ như mong muốn, các ý tưởng hay chưa được hiện thực hóa nhân rộng.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long là một trong những cái nôi hệ thống trường ĐH trong tỉnh với nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên KN. Từ năm 2018 trường đã thành lập “Vườn ươm KN đổi mới sáng tạo” để đồng hành với sinh viên ươm mầm các ý tưởng hỗ trợ KN sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ.
TS. Lê Hồng Kỳ- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long- tự hào, “cũng trong năm này sinh viên nhà trường đã giành được giải ba cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng KN do Bộ GD- ĐT tổ chức”.
Trước đây, giáo viên tham gia KN thì gần đây “nhường sân” cho sinh viên, “bởi mục tiêu nhà trường không chỉ kiến thức mà định hướng làm sao những dự án KN thực hiện cho chính mình”.
Tuy nhiên, TS. Lê Hồng Kỳ cũng nhìn nhận “cái hậu” KN vẫn chưa đạt mong muốn với sự đầu tư của nhà trường, khi chỉ vài mô hình KN đúng nghĩa, còn lại cũng chỉ dừng ở cuộc thi.
Anh Nguyễn Thanh Việt- Công ty TNHH 1TV Bánh Nhật Ngọc (Long Hồ) đã bỏ không ít thời gian nghiên cứu, học hỏi để cho ra đời những chiếc bánh từ khoai lang- tài nguyên bản địa khá phong phú ở vùng đất Vĩnh Long. Và sản phẩm KN này hiện chinh phục tại nhiều cuộc thi và hiện là người tiêu dùng.
Nhưng vấn đề anh trăn trở nhất hiện là “làm sao mở rộng, vươn xa hơn”, nên có chuyện “khi khách đặt hàng nhiều không dám ký hợp đồng, bởi thiếu máy móc và vốn đầu tư”.
Tổ chức luân phiên về cấp huyện
Khởi nghiệp thời gian qua thu hút đông đảo sinh viên, học sinh tham gia. Ảnh chụp trước 3/2020. |
Một dự án KN từ ý tưởng đến hiện thực là rất xa và phải thực hiện với đủ thủ tục giấy tờ. Điều này, theo ông Nguyễn Văn Giới, cần có một bộ phận chuyên trách hỗ trợ, hướng dẫn từng bước, rõ ràng mọi thủ tục; đồng thời cần có trung tâm KN- nơi có thể thu hút và khuyến khích các ý tưởng KN phát triển thành hiện thực có lợi cho cá nhân, cộng đồng.
Ông Nguyễn Tường Nam- Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh- cho biết tới đây sẽ phối hợp Sở Kế hoạch- Đầu tư thành lập đơn vị tư vấn thông tin pháp luật miễn phí, chủ yếu cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt mô hình KN; đồng thời xây dựng không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm KN, giới thiệu ngay trên cửa hàng bán trực tiếp và kênh thương mại điện tử.
So sánh các chương trình KN của 2 địa phương “giáp ranh” là Bến Tre, Đồng Tháp- ông Lê Quang Trung- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn KN tỉnh- cho rằng “phải thẹn”, trong khi Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.
“Số lượng dự án KN tỉnh ta rất nhiều nhưng chất lượng chưa cao, chưa đạt yêu cầu, các chương trình KN chưa ghi đậm.”- ông Lê Quang Trung đánh giá, đồng thời cho biết qua thực tế 2 lần tổ chức cuộc thi KN nhưng phần lớn các chuyên gia, sở ngành, những đơn vị chủ công tham gia nhưng rất ít lãnh đạo cấp huyện, cấp xã.
Ông cho rằng, không phải ai KN cũng thành công lần đầu mà có doanh nghiệp KN đôi ba lần mới thành công, trong khi “lãnh đạo địa phương còn lạnh lùng quá” với việc này, thì không kịp thời hỗ trợ khó khăn, vướng mắc. Ông đề nghị tới đây, mỗi đơn vị cấp huyện phải là đầu tàu trong chương trình KN.
“Hội đồng Tư vấn KN tỉnh nên tổ chức luân phiên về các huyện. Nếu huyện không có khả năng thì tổ chức dự án ý tưởng KN trên cơ sở kết hợp sở ngành tổ chức.
Đồng thời, học tập kinh nghiệm tỉnh bạn, tranh thủ ý kiến chuyên gia, thu hút doanh nghiệp tham gia để các dự án KN phong phú, đa dạng hơn”- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh- Lê Quang Trung đề nghị.
Hội đồng Tư vấn KN vừa có dự thảo kế hoạch Chương trình KN tỉnh năm 2020, với phương hướng “phát huy những mặt được, khắc phục hạn chế trong năm 2019”. Theo đó, có 5 nhiệm vụ, giải pháp gồm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng chuyên trang KN trên phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp đội ngũ chuyên gia đào tạo, tập huấn KN; tổ chức cuộc thi KN; xây dựng cơ chế chính sách và hỗ trợ mô hình KN đạt giải trong cuộc thi KN. |
Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin