Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ- Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 163 của Văn phòng Chính phủ ngày 21/4, các mặt hàng gạo nếp được xuất theo nhu cầu không thuộc hạn ngạch 400.000 tấn gạo được phép xuất trong tháng này.
[links()]
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ- Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 163 của Văn phòng Chính phủ ngày 21/4, các mặt hàng gạo nếp được xuất theo nhu cầu không thuộc hạn ngạch 400.000 tấn gạo được phép xuất trong tháng này.
Tổng cục Hải quan cho biết hôm 22/4 đã có công văn hỏa tốc gửi Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo và cục hải quan các tỉnh- thành thông báo về thời gian nhận tờ khai đăng ký xuất khẩu gạo nếp, lúa nếp và tấm nếp.
Theo đó, Tổng cục Hải quan thiết lập trên hệ thống VNACCS/VCIS để các DN đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo nếp, lúa nếp và tấm nếp. Thời gian thực hiện đăng ký tờ khai từ 0h ngày 23/4.
Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan tỉnh- thành căn cứ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 163 và Công văn số 2824 ngày 22/4 của Bộ Công thương để chỉ đạo các chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan và thông quan các lô hàng gạo nếp xuất khẩu theo đúng quy định tại Nghị định 107 năm 2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Trước đó, tại Thông báo số 163, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý với đề xuất của các Bộ Công thương, Nông nghiệp- PTNT, Tài chính về việc cho phép xuất khẩu gạo nếp (bao gồm lúa nếp, gạo nếp, tấm nếp) trong tháng 4 theo nhu cầu thị trường.
Lượng gạo nếp xuất khẩu không chịu sự điều chỉnh của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo tại Văn bản số 2827 của Văn phòng Chính phủ.
Thực hiện chỉ đạo nêu trên, trong Công văn 2824 gửi Bộ Tài chính, Bộ Công thương nêu rõ việc xuất khẩu gạo nếp trong tháng 4 được thực hiện theo nhu cầu của thị trường. Không tính trong hạn ngạch gạo xuất khẩu tháng 4 này.
Trong một diễn biến khác, sáng 22/4/2020, tại TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã chủ trì buổi làm việc của đoàn kiểm tra liên ngành với một số cơ quan có liên quan và một số thương nhân xuất khẩu gạo để nắm tình hình về lượng gạo hàng hóa tại các cảng phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định nguyên tắc là DN nào đưa gạo đến cảng trước thì ưu tiên cho xuất trước, ưu tiên giải quyết để giảm thiểu khó khăn cho DN.
Theo ý kiến của các địa phương ở ĐBSCL và DN gạo nêu tại buổi làm việc, vấn đề cần làm ngay bây giờ là sự phối hợp của các bộ, ngành để giải quyết số hàng còn tồn đọng ở các cảng trên cả nước. Đồng thời, đề xuất cho xuất khẩu gạo trở lại không cần hạn ngạch trong bối cảnh dịch bệnh và hạn mặn.
Đại diện cho hơn 90 thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Ngọc Nam- Chủ tịch VFA- cho rằng tại cuộc họp ngày 26/3 các DN gạo đã bày tỏ sự đồng tình, sẵn sàng chịu thiệt để chung tay cùng Chính phủ trong việc đảm bảo an ninh lương thực trước bối cảnh dịch bệnh và biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, khi Chính phủ có quyết định cho xuất khẩu gạo trở lại thì lại gặp ách tắc từ hải quan, dẫn đến thiệt hại nhiều cho các DN.
Trong bối cảnh tình hình mới, chúng ta đã đảm bảo được an ninh lương thực, vụ Hè Thu sắp thu hoạch nên Hiệp hội VFA kiến nghị Bộ Công thương tham mưu cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại.
Một DN xuất khẩu gạo ở Vĩnh Long cho biết, hiện lô hàng nằm tại cảng của DN đã được thông quan, nhưng tình hình hạn ngạch xuất khẩu vẫn còn khó khăn, nhất là lượng hàng tồn kho tại DN.
Bài, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin