Bộ NN & PTNT yêu cầu cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn các địa phương và người chăn nuôi các giải pháp bảo đảm an toàn sinh học để đảm bảo đủ thực phẩm.
Bộ NN & PTNT yêu cầu cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn các địa phương và người chăn nuôi các giải pháp bảo đảm an toàn sinh học để đảm bảo đủ thực phẩm.
Tại cuộc họp về phòng chống dịch bệnh trên động vật, thúc đẩy sản xuất và nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, đối mặt với “thách thức kép” trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu và dịch bệnh trong chăn nuôi, các đơn vị trực thuộc Bộ phải nỗ lực tìm mọi giải pháp để đảm bảo thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.
Kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho thấy, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí chăn nuôi mà còn giúp nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, từ đó phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch tả lợn châu Phi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học để đảm bảo thực phẩm. |
Tuy nhiên, điều kiện để nhân rộng mô hình này đòi hỏi các trang trại chăn nuôi phải được xây dựng ở địa điểm phù hợp, đảm bảo cự ly an toàn với các khu vực xung quanh. Mặt khác, cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học theo 3 vùng gồm: Vùng lõi, vùng đệm và vùng giám sát.
Đồng thời áp dụng chương trình phòng bệnh theo điều kiện dịch tễ giúp các trại lợn phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. Nếu kiểm soát tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, các trang trại có thể duy trì môi trường an toàn dịch bệnh cho đàn lợn trong thời gian dài và cung ứng cho thị trường các sản phẩm thịt đảm bảo chất lượng.
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nêu ý kiến: "Đề nghị Cục Chăn nuôi, Cục Thú y vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong tuyên truyền nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Thực tế hiện nay do khó khăn về con giống nên mới chỉ đi thực tế một số mô hình tăng đàn chứ những mô hình tái đàn để có thêm cơ sở nhân rộng chưa thực hiện được".
Nhấn mạnh đến yêu cầu của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ trong tháng 2 về bảo đảm cân đối cung cầu và kiểm soát giá thịt lợn đối với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài Chính, trong đó ngành nông nghiệp tập trung vào công tác tái đàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm, trong đó có thịt lợn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đã có những động thái để kết nối với các doanh nghiệp trong nhập khẩu thịt lợn, yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tái đàn chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.
Để đạt mục tiêu không chỉ đảm bảo đủ lương thực mà còn phải đáp ứng đủ về thực phẩm, trong đó có thịt lợn các đơn vị gồm: Cục Chăn nuôi, Thú y, Khuyến nông cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn các địa phương và người chăn nuôi các giải pháp bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình nuôi mới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của thị trường.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến: "Mô hình an toàn sinh học nói phải có cơ sở thuyết phục, lựa chọn tỉnh nào, làm thí điểm mô hình ở 1 tỉnh trong 1 khoảng thời gian, vì bây giờ đến đầu Quý III nguồn cung thịt lợn mới có thể tăng trở lại.
Những tỉnh chọn triển khai mô hình là những địa phương đã làm nghiêm túc các Chỉ thị và đến nay vẫn giữ được đàn lợn, qua đó sẽ nhân rộng thời gian tới.
Trong hoàn cảnh này thực phẩm 5,8 triệu tấn, sản phẩm chăn nuôi là 1,2 tấn sữa, khoảng 14,5 tỉ quả trứng và 8,5 triệu tấn thuỷ sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa là ứng phó với dịch Covid 19 vừa phải đảm bảo được mục tiêu kép là sản xuất và xuất khẩu.
Chúng ta tự tin nói như thế không có nghĩa là không có cơ sở vì đã có tiềm lực từ trước đến nay, bây giờ là phải linh hoạt và chủ động trong các tình huống để chỉ đạo sản xuất và xuất khẩu"./.
Theo VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin