Không phải riêng ảnh hưởng của đợt dịch bệnh do vi rút corona, mà trước đó khi thị trường Trung Quốc đưa ra các rào cản kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc với nông sản nước ta nhập vào, thì ngay lập tức tiêu thụ gặp khó khăn, giá cả sụt giảm. Điều này cho thấy, sản xuất và xuất khẩu chúng ta còn quá nhiều phụ thuộc…
Không phải riêng ảnh hưởng của đợt dịch bệnh do vi rút corona, mà trước đó khi thị trường Trung Quốc đưa ra các rào cản kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc với nông sản nước ta nhập vào, thì ngay lập tức tiêu thụ gặp khó khăn, giá cả sụt giảm. Điều này cho thấy, sản xuất và xuất khẩu chúng ta còn quá nhiều phụ thuộc…
Một nông dân trồng khoai lang Bình Tân cho biết, người trồng không biết nhiều về nhu cầu thị trường như vụ này cần sản lượng bao nhiêu, chủng loại gì mà phần lớn chỉ “dự đoán” rồi sản xuất. Chẳng hạn, kiểu như vụ trước giá khoai lang giá thấp, nhiều hộ thua lỗ, thì vụ sau không còn nhiều hộ trồng, khả năng khoai được giá; đồng thời ngược lại.
Cứ như thế mà hàng chục năm qua, kể từ khi củ khoai đem đi xuất khẩu, nông dân vẫn “đoán” thị trường mà sản xuất.
Thực tế, đã không ít vụ “thắng”, nhưng thực tế quá mạo hiểm và thiếu bền vững. Mà cụ thể là như vừa qua, khi thị trường Trung Quốc “siết” khâu truy xuất nguồn gốc nông sản hay hiện ảnh hưởng của đợt dịch bệnh do vi rút corona, lập tức nông dân gặp khó.
Có khoảng 70% lao động đang sống ở nông thôn và thu nhập lệ thuộc rất lớn vào nông sản. Do đó, mọi biến động về thương mại dù nhỏ sang thị trường Trung Quốc sẽ lập tức tác động trực tiếp đến đời sống của họ.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, thị trường này tiêu thụ nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm bình quân khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản ra thế giới.
Trong đó, có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch lớn như rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, thủy sản.
Dù rằng, có không ít lợi thế khi việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này do đường biên giới dài, tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe, thị hiếu tiêu dùng lại có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo là “không ít những rủi ro”.
Thói quen khá lâu của nông dân trong sản xuất nhỏ lẻ sẽ rất khó thay đổi ngay. Song, thực tế vừa qua là những bài học sát thực để ngành chuyên môn có quyết sách lớn tổ chức lại sản xuất một cách chủ động. Mà cụ thể, cần hiện đại hóa nền nông nghiệp bằng việc xây dựng các thương hiệu thực phẩm sạch, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường như hiện nay.
NGUYỄN HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin