Sau thời gian xuất khẩu lao động ở Malaysia, chị Nguyễn Thị Khoa Nhi (ấp Rạch Cốc, xã Tân An Luông- Vũng Liêm) đã quyết định về quê khởi nghiệp với nghề trồng nấm bào ngư và thành lập Hợp tác xã Nấm Vũng Liêm với vốn điều lệ 400 triệu đồng.
Sau thời gian xuất khẩu lao động ở Malaysia, chị Nguyễn Thị Khoa Nhi (ấp Rạch Cốc, xã Tân An Luông- Vũng Liêm) đã quyết định về quê khởi nghiệp với nghề trồng nấm bào ngư và thành lập Hợp tác xã Nấm Vũng Liêm với vốn điều lệ 400 triệu đồng.
Đối với một số mô hình đang hỗ trợ, chị Nhi còn tự chạy xe đến tận nơi thu hái nấm bào ngư và giao tiền tươi cho khách. |
Qua tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, chị Nhi hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị Hợp tác xã Nấm Vũng Liêm đã “thử vận” với nghề trồng nấm bào ngư và gắn bó với nghề trong 3 năm. Đến nay, chị đã thành lập được 4 trại trồng nấm với cả trăm ngàn phôi. Bên cạnh, chị còn phát triển nhiều điểm vệ tinh trong và ngoài tỉnh mua phôi về trồng và giao nấm lại cho chị.
Thông thường, mỗi bịch phôi có thể thu hái trong vòng 6 tháng, được khoảng 300g nấm búp (nếu trồng để ăn thì có thể thu được nửa ký/bịch do để nấm ăn lớn hơn nấm bán). Giá thu mua khoảng 30.000 đ/kg. Ngày tết, giá có thể tăng cao hơn. Mỗi tuần, chị Nhi mở khoảng 5 ngày thu mua để bao tiêu sản phẩm cho khách.
Hiện, chị Nhi còn tự làm phôi và xây thêm lò để tự hấp phôi. Nhờ làm ăn uy tín, hiệu quả nên trạm khuyến nông các địa phương trong và ngoài tỉnh thường tới đặt mua phôi để làm dự án hỗ trợ nông dân. Mô hình trồng nấm bào ngư của chị Nhi còn góp phần tạo việc làm cho 3- 4 lao động thu hái, làm nấm và 5 người làm phôi với thu nhập 4- 5 triệu đồng/người/tháng.
Theo chị Nhi, mô hình trồng nấm bào ngư đang góp phần giải quyết việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua đó, còn chung tay cùng Nhà nước nâng chất tiêu chí tổ chức sản xuất trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
Bài, ảnh: NGUYỄN XUÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin