Năm 2019 sắp khép lại với nhiều khó khăn cho ngành hàng lúa gạo, khi giá trị xuất khẩu liên tục giảm so với nhiều năm qua.
Năm 2019 sắp khép lại với nhiều khó khăn cho ngành hàng lúa gạo, khi giá trị xuất khẩu liên tục giảm so với nhiều năm qua.
Sự thiếu thông cảm và chia sẻ giữa doanh nghiệp và nông dân, hay tình trạng “bẻ kèo”, vi phạm hợp đồng liên kết vẫn còn xảy ra ở một số cánh đồng của ĐBSCL là một số nguyên nhân khiến chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo khó thực hiện.
Tại “Diễn đàn lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 năm 2019” được tổ chức tại TP Cần Thơ cuối tuần qua, nhiều đại biểu cho rằng, nếu cả doanh nghiệp và nông dân chỉ biết bảo vệ quyền lợi của riêng mình thì chuỗi liên kết sẽ rất khó được gắn kết. Do đó, điều quan trọng là phải cùng ngồi lại để chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau. Và để tăng khả năng cạnh tranh cho hạt gạo, ngoài việc củng cố lại chuỗi liên kết thì đã đến lúc nông dân, thương lái, doanh nghiệp cần có trách nhiệm hơn với việc nâng cao chất lượng cho hạt gạo.
GS. TS. Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ- cho rằng, để Việt Nam có những loại gạo ngon nổi tiếng và có thể cạnh tranh được với gạo của Thái Lan, Campuchia hay Myanmar thì việc siết chặt khâu quản lý chất lượng đầu vào là rất cần thiết. Ngoài ra, tình trạng lưu tồn chất hóa học trong hạt gạo do ảnh hưởng từ đất canh tác cũng là vấn đề cần được quan tâm và cần sớm cải thiện.
Gần đây, gạo ST25 được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới, càng minh chứng trình độ sản xuất lúa gạo của Việt Nam không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thì rất cần có sự chung tay của nhiều phía và hơn hết cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành chức năng liên quan.
HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin